Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025
Thời sự - Ngày đăng : 21:55, 13/04/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Ảnh minh họa |
Trong giai đoạn tới tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biếnphức tạp, khó lường, trong khi đó kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khókhăn, tiềm ẩn rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triểnbền vững, trong đó có diễn biến phức tạp củađại dịch COVID-19. Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 làrất nặng nề.
Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua các khó khănthách thức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 10 năm2021-2030, tạo tiền đề cho việc phát triển KTXH giai đoạn tiếp theo, Thủtướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhànước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các bộ, cơ quan trungương và địa phương) triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm2021-2025 đồng thời tiến hành xây dựng Chương trìnhhành động thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 để phêduyệt, triển khai thực hiện ngay khi kế hoạch 5 năm được cấp có thẩmquyền thông qua.
Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 phải được xây dựng trên cơsở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạchphát triển KTXH 5 năm 2016-2020, các nghị quyết của Đảng, Quốc hội,Chính phủ và dự báo tình hình trong nước, thếgiới và khu vực trong giai đoạn tới tác động, ảnh hưởng đến phát triểnKTXH của đất nước; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm2021-2025 phù hợp với mục tiêu Chiến lược phát triển KTXH 10 năm2021-2030. Những nội dung chủ yếu của báo cáo Kếhoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 gồm: Đánh giá tình hình thực hiệnKế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2016-2020; Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm2021-2025.
Trong đó, Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường nhưcạnh tranh chiến lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tàinguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chấtlượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt; tăng trưởng kinh tế thếgiới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước; Cách mạng công nghiệp lần thứ4 sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến mọi mặt của đời sống;các thách thức an ninh phi truyền thống, đặcbiệt là biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ; dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch COVID-19.
Trong nước, thế và lực của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã lớnmạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xãhội và kinh tế vĩ mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vàngười dân ngày càng tăng lên,... Tuy nhiên, tronggiai đoạn 2021-2025 nền kinh tế sẽ phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa và chậm được khắc phục cũng như các vấn đề xã hội - môi trường gây áp lực lớnđến phát triển KTXH như già hóa dân số, chênh lệchgiàu nghèo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn,...
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kếhoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
1- Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, baogồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro củabối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH.
2- Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025; mục tiêu hướng đến năm 2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
3- Mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn, trong đó: phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước bình quân 5 năm 2021-2025 tăngkhoảng 7% đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, căn cứ tìnhhình thực tế xây dựng tốc độ tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và địa phương xây dựng phương án tăng trưởng hợp lý vàphù hợp; một số chỉ tiêu cơ bản và đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản củabộ, ngành và địa phương cho giai đoạn 2021-2025.
4- Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu:
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổnđịnh kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăngcường sức chống chịu của nền kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện,phát triển nền kinh tế số, hình thành các doanhnghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu; cải thiệnmôi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quảvào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; khắc phụcthiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh vàtăng trưởng kinh tế sau thiên tai, dịch bệnh; mở rộng thị trường xuất,nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng.
- Thúc đẩy phát triển các vùng và khu kinh tế theo quy hoạch đãđược phê duyệt; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng,liên kết vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triểnvùng, liên kết vùng; phát triển các mô hìnhkinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế; phát triển các vùng nguyên vậtliệu trong nước để chủ động hơn các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuấtkinh doanh; phát triển kinh tế biển.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như giao thông vận tải,cảng biển, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, đô thị,nông nghiệp...; phát triển đô thị phù hợp với xu hướng đô thị thôngminh, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứngvới biến đổi khí hậu, tập trung nâng cao chất lượng đô thị. Tiếp tục xâydựng và triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; Chương trìnhmục tiêu quốc gia nông thôn mới.
- Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tưcủa nền kinh tế; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoànthiện thể chế để phát triển các mô hình kinh tế mới có ứng dụng côngnghệ số. Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và sửdụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặcbiệt là các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm.
- Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn vớiđẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, côngnghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng, trình độ chuyên mônkỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanhnghiệp trong đào tạo. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sángtạo nhằm bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế.
- Tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Namvà sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo việclàm, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏenhân dân, chất lượng dân số; phòng, chốngdịch bệnh; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Đẩy mạnh xóa đói,giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;...
Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, cácbộ, cơ quan trung ương và địa phương cụ thể hóa các cơ chế, giải pháp,chính sách để thực hiện thành công kế hoạch phát triển KTXH 5 năm2021-2025. Cơ chế, giải pháp, chính sách phải đảmbảo sự thống nhất về các nguyên tắc, mục tiêu chung, đồng thời phải phùhợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành vàtừng địa phương