Cập nhật tình hình dịch COVID-19 tối 13/4: Hơn 1,8 triệu ca nhiễm, hơn 115.000 người tử vong
Thời sự - Ngày đăng : 21:53, 13/04/2020
*Biên giới Nga trở thành tiền tuyến của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại “làn sóng” virus corona thứ hai
Biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc với Nga đã trở thành tiền tuyến trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 khi số ca bệnh mới hàng ngày đã tăng lên cao nhất trong gần 6 tuần - với hơn 90% liên quan đến những người đến từ nước ngoài.
*Tây Ban Nha nới lỏng lệnh phong tỏa, số người chết vượt qua 17.000 nhưng tốc độ chậm lại
Ngày 13/4, Tây Ban Nha, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong bối cảnh lệnh này khiến mọi người phải ở trong nhà hơn một tháng và kìm hãm hoạt động kinh tế.
Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết tổng số người chết vì COVID-19 tại Tây Ban Nha đã tăng lên 17.489 vào ngày 13/4, tăng 517 người so với 16.972 một ngày trước đó. Số ca nhiễm tăng từ 166.019 lên 169.496 người.
Tuy nhiên, đây là mức tăng nhỏ nhất hàng ngày về số ca tử vong và số ca nhiễm mới.
Với các dấu hiệu cho thấy tình hình dịch bệnh đang có một bước ngoặt tốt hơn, một số doanh nghiệp, bao gồm cả xây dựng và sản xuất, được phép mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, hầu hết dân số vẫn bị giới hạn trong nhà của họ, và các cửa hàng, quán bar và không gian công cộng sẽ vẫn đóng cửa cho đến ít nhất ngày 26/4.
Người dân tại các trung tâm giao thông chính đã được cảnh sát phát khẩu trang khi họ đi làm vào sáng 13/4.
Những người đeo khẩu trang xếp hàng trong một cửa hàng phân phối thực phẩm trong thời gian phong tỏa giữa lúc đại dịch ở Ronda, miền Nam Tây Ban Nha vào ngày 13/4/2020. Ảnh: Reuters |
“Sức khỏe của người lao động phải được đảm bảo. Nếu điều này bị ảnh hưởng tối thiểu, sẽ không thể hoạt động trở lại”, Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska nói với đài phát thanh Cadena Ser.
Lệnh phong tỏa đã giúp làm chậm tốc độ tử vong đạt đến đỉnh điểm vào đầu tháng 4, nhưng qua đó cho thấy quyết tâm của những người đang thực thi lệnh này.
Ngày 12/4, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết, quyết định khởi động lại một số lĩnh vực đã được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của một ủy ban chuyên gia. Thủ tướng cho rằng sự gia tăng số ca nhiễm hay tử vong sẽ phụ thuộc vào lợi ích chống lại virus corona.
“Chúng ta vẫn còn cách “chiến thắng” rất xa nhưng chúng ta đã thực hiện những bước đầu tiên trên con đường hướng tới chiến thắng”, ông Sanch Sanchez nhấn mạnh.
Ý, Anh vẫn tiếp tục cuộc chiến chống COVID-19
Ở những nơi khác ở châu Âu, số người chết ở Ý do dịch bệnh đã tăng vào cuối tuần lên 19.468 và số ca mắc mới đã tăng lên 4.694 so với 3.951 một ngày trước đó. Đó là số người chết hàng ngày cao nhất tại Ý kể từ ngày 6/4.
Sau khi giảm từ đỉnh điểm vào cuối tháng 3, số ca tử vong và nhiễm bệnh hàng ngày của Ý đã giảm nhưng không giảm mạnh như người Ý mong muốn.
Cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Vương quốc Anh sẽ dỡ bỏ các hạn chế bất cứ lúc nào ngay khi số người chết vượt qua 10.000 người.
Một cố vấn khoa học cho chính phủ cho biết Anh có nguy cơ trở thành quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất ở châu Âu.
Tại Đức, các chính trị gia cấp cao bắt đầu tranh luận về việc nới lỏng các quy định hạn chế từ giữa tháng 3/2020. Số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm ở nước này, nỗ lực chứng minh sự vượt qua đại dịch tốt hơn các nước láng giềng như Ý, Tây Ban Nha và Pháp.
*Thiệt hại kinh tế
Đại dịch COVID-19 đang đè nặng lên nền kinh tế Tây Ban Nha, với khoảng 900.000 việc làm bị mất kể từ giữa tháng ba.
Với việc mở cửa trở lại, Tập đoàn công nghiệp Nicolas Correa ở Burgos, Tây Ban Nha cho biết sẽ thực hiện các biện pháp để ưu tiên cho sức khỏe của nhân viên.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc theo ca, với các lối vào và lối ra so le để tránh sự tập trung của nhân viên và tất cả công nhân sẽ được cung cấp thiết bị bảo vệ” – tập đoàn trên cho biết.