100 ngày qua, thế giới đã đương đầu với cuộc chiến chống COVID-19 như thế nào?

Thế giới - Ngày đăng : 14:11, 10/04/2020

(TN&MT) - Trước thềm năm mới 2020, một diễn biến gây ra hậu quả nặng nề nhất trong thập kỷ đã diễn ra. Cùng nhau trải qua 100 ngày chống chọi với “cơn bão” COVID-19, cho đến nay thế giới đang quay cuồng nhưng cũng là khoảng thời gian để nhìn nhận lại nhiều điều giá trị.

100 ngày qua, thế giới đã nỗ lực đương đầu với cuộc chiến chống COVID-19.

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 11h5 ngày 10/4, thế giới đã ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm và hơn 95.000 ca tử vong vì đại dịch COVID-19 tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ và châu Âu là những vùng dịch lớn nhất trên toàn cầu.

Trước đó, ngày 31/12/2019, vào lúc 13h38 phút, trang web của chính phủ Trung Quốc thông báo quốc gia này phát hiện một "bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân" tại khu vực quanh chợ hải sản ở Vũ Hán - thành phố công nghiệp với 11 triệu dân ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

100 ngày qua cũng là khoảng thời gian hoạt động đi lại trên thế giới bị gián đoạn nghiêm trọng, tác động lớn đến các hoạt động kinh tế và khiến một nửa dân số thế giới phải ở nhà. Trong số hơn 1,6 triệu ca nhiễm trên thế giới, có cả những lãnh đạo thế giới như Thủ tướng Anh Boris Johnson hay Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri.

Ngày 31/12/2019

Trung Quốc cảnh báo WHO rằng nước này đã xác nhận 44 ca bị viêm phổi mà không rõ nguyên nhân từ ngày 31/12 đến ngày 3/1.

Mặc dù đã có một vài trường hợp viêm phổi vào tháng 12 và có thể là tháng 11 ở Vũ Hán, nhưng đây là thời điểm mà cả thế giới lo lắng bởi căn bệnh bí ẩn này.

Ngày 6/1/2020

Chính quyền Trung Quốc đã phân lập một loại virus mà sau đó được xác định là một virus corona chủng mới.

Ngày 9/1/2020

Căn bệnh bí ẩn đã được xác định. Theo đó, các nhà khoa học Trung Quốc công bố các bệnh nhân ở Vũ Hán đều đã bị nhiễm một loại virus corona chưa được phát hiện trước đó.

Hai loại virus corona gây ra dịch bệnh SARS và MERS từng gây nên đại dịch trong thế kỷ này và virus corona chủng mới cũng nguy hiểm không kém. Buổi tối trước hôm đó, 1 người đàn ông 61 tuổi đã tử vong tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Ông là bệnh nhân đầu tiên mắc virus này.

Ngày 23/1/2020

Vũ Hán thực thi lệnh phong tỏa. WHO nhấn mạnh ngày càng có nhiều bằng chứng về việc lây truyền bệnh từ người sang người.

Ngày 31/1/2020

Anh tuyên bố ca nhiễm đầu tiên.

Ngày 11/2/2020

Bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân trên được đặt tên là bệnh COVID-19.

Ngày 14/2/2020

Nhiều ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận ở Châu Phi. Pháp xác nhận ca tử vong đầu tiên.

Ngày 23/2/2020

Ý có 3 trường hợp tử vong và bắt đầu hủy bỏ các sự kiện.

Ngày 8/3/2020

Lombardy, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nước Ý bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa.

Iran bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19.

Ngày 11/3/2020

WHO tuyên bố căn bệnh COVID-19 là một đại dịch.

Ngày 15/3/2020

Tây Ban Nha có 100 người chết trong một ngày. Số ca nhiễm tiếp tục gi tăng vào những ngày sau đó

Ngày 25/3/2020

Quốc hội Mỹ thông qua chương trình khẩn cấp trị giá 2 triệu USD.

Ngày 27/3/2020

Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson, có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Ngày 2/4/2020

Có hơn 1 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới, với hơn 75.000 ca tử vong được ghi nhận.

Ngày 8/4/2020

Trên toàn cầu, có hơn 88.000 người đã tử vong vì COVID-19.

100 ngày tiếp theo sẽ như thế nào?

Có một số dấu hiệu ​​cho thấy Ý và Tây Ban Nha đang "làm phẳng đường cong" dịch COVID-19, khi số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm. Tuy nhiên, Vương quốc Anh và Mỹ cho đến nay dường như chậm hơn Ý khoảng hai tuần về mức độ tiến triển dịch bệnh, vì vậy những ngày tồi tệ nhất của họ có thể vẫn chưa đến.

Tương tự, mặc dù thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại sau hai tháng phong tỏa, nhưng điều đó không có nghĩa là các nước khác sẽ bắt đầu trở lại bình thường.

Trong khi đó, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị và vắc-xin tiềm năng. Một số thử nghiệm bắt đầu cho thấy kết quả trong tháng tới hoặc lâu hơn, nhưng có thể phải mất 18 tháng nữa mới có một loại vắc-xin khả thi.

Cẩn thận dữ liệu

Đại học Johns Hopkins, Mỹ là một trong những nguồn đáng tin cậy nhất công bố số liệu về ca nhiễm và tử vong trên thế giới.

Trong 20 ngày đầu tiên, sự tiến triển của số ca nhiễm được xây dựng lại từ các báo cáo tình hình sớm của WHO và tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, dữ liệu nên được xử lý thận trọng trong khi các quốc gia thực hiện các phương pháp xét nghiệm khác nhau và các nhà khoa học cho rằng nhiều người có thể đã nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.

Mai Đan