Cập nhật tình hình dịch COVID-19 sáng 4/4: Gần 1,1 triệu ca nhiễm, gần 59.000 ca tử vong trên toàn cầu
Thời sự - Ngày đăng : 09:23, 04/04/2020
Nhân viên y tế mặc áo bảo hộ và đeo khẩu trang làm việc tại phòng chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại phòng khám Ambroise Pare ở Neuilly-sur-Seine gần Paris, Pháp vào ngày 1/4/2020. Ảnh: Reuters |
Châu Âu
Tây Ban Nha đã vượt qua Ý lần đầu tiên về số lượng ca nhiễm COVID-19, nhưng số người chết qua đêm đã giảm từ ngày hôm trước.
Tính đến 6h sáng 4/4, Tây Ban Nha có 117.710 người mắc và 10.935 người tử vong. Trong khi đó, Ý ghi nhận 115.242 người mắc và 13.915 người tử vong.
Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết liệt yêu cầu các công ty sản xuất các vật tư y tế quan trọng hơn.
Các cố vấn khoa học cho chính phủ Ý cho biết xét nghiệm máu kháng thể đáng tin cậy để tìm ra người đã nhiễm virus sẽ cho hình ảnh rõ hơn về dịch bệnh tại Ý và có thể được xác định trong vài ngày.
Vùng phía Nam Chechnya trở thành nơi đầu tiên ở Nga ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm.
Các ca bệnh tại viện dưỡng lão Ireland đã tăng gấp 4 lần trong vòng một tuần.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 3/4 cho biết ông vẫn còn tự cách ly sau 7 ngày xác nhận nhiễm COVID-19, trong khi số ca mắc Covid-19 trong ngày ở nước này tiếp tục lập kỷ lục mới. Bộ trưởng Y tế Anh cho biết số ca tử vong có thể lên đến đỉnh điểm vào lễ Phục sinh trong ngày 5/4.
Học sinh trung học Pháp vừa mới trải qua kỳ thi tốt nghiệp, có bằng tú tài. Trước đó, kỳ thi này đã bị hủy bỏ lần đầu tiên kể từ khi nó được thành lập hai thế kỷ trước dưới thời Napoléon.
“Vẫn còn quá sớm để Đức dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại đối với người dân mặc dù các dấu hiệu cho thấy virus có thể lây lan với tốc độ chậm hơn một chút”, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết.
Latvia ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19.
Châu Mỹ
Tại New York, bang bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 tại Mỹ, gần 3.000 người, hầu hết trong số họ sống tại Trung tâm Thương mại Thế giới của Thành phố New York, đã tử vong.
Một điểm nóng khác, bang Louisiana của Mỹ ghi nhận số người chết liên quan đến COVID-19 đã tăng từ 310 người vào trưa 2/4 lên tới 370 người vào trưa 3/4.
Theo Hãng tin Reuters, 2 cuộc thăm dò mới đây cho thấy Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đang đối mặt với phản đối ngày càng gia tăng về cách ông xử lý về cuộc khủng hoảng virus corona, khi các thống đốc bang của hơn 200 triệu dân (trên tổng số 210 triệu dân) từ chối nghe những gì ông ra lệnh.
Châu Á và Thái Bình Dương
Quan chức hàng đầu tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cảnh báo cư dân hãy cảnh giác và tránh ra ngoài, ngay cả khi dữ liệu mới nhất cho thấy số lượng ca nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục đã giảm và không có ca nhiễm mới trong thành phố.
Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự gia tăng các ca nhiễm ở Nhật Bản, thúc giục kêu gọi hành động quyết liệt hơn.
Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ đã thảo luận về sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa hòn đảo Đài Loan và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi dịch bệnh bùng phát.
Người Hồi giáo Pakistan tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Karachi, miền Nam nước này đã đụng độ với cảnh sát cầm dùi cui giao thông đang cố gắng thực thi lệnh mới về hạn chế tụ họp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Số lượng tang lễ ở Jakarta, thủ đô của Indonesia đã tăng mạnh trong tháng 3. Theo Thống đốc Jakarta Anies Baswedan, số ca tử vong vì COVID-19 có thể cao hơn so với báo cáo chính thức.
Trung Đông và châu Phi
Theo đảng đối lập chính của Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 2 triệu người lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ đã mất việc do các biện pháp ngăn chặn, khi chính phủ nước này tiến tới thắt chặt lệnh hạn chế đi lại.
Israel đã phong tỏa một thị trấn Do Thái cực kỳ chính thống bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.
Một quan chức Liên Hợp Quốc lên tiếng lo ngại về các tù nhân sau khi có báo cáo về tình trạng bất ổn trong các nhà tù ở các quốc gia bao gồm Iran, một trong những nơi chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trên thế giới.
Virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm hơn 3.000 người ở châu Phi cận Sahara và làm chết khoảng 100 người, khiến một số quốc gia nghèo nhất thế giới phải đóng cửa biên giới trên đất liền và trên biển.
“Cú đánh” mạnh vào kinh tế toàn cầu
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã “chìm” vào ngày 3/4 sau nhiều dấu hiệu cho thấy đại dịch COVID-19 sẽ gây thiệt hại lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra do đại dịch COVID-19 sẽ nghiêm trọng hơn so với dự đoán vài tuần trước, mặc dù nền kinh tế ở nhiều quốc gia đang bám vào hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng.
“Đại dịch đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào bế tắc và khiến thế giới rơi vào suy thoái. Điều này sẽ tồi tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ”, Giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho biết.
Tác động của đại dịch và sự sụp đổ của thị trường dầu mỏ đang khiến ít nhất 6 quốc gia có nguy cơ bị giảm nợ xuống ngưỡng “rác”.
Nền kinh tế Mỹ đã mất 701.000 việc làm trong tháng 3 vừa qua, cao nhất từ tháng 3/2009 do nhiều nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và dịch vụ phải đóng cửa vì dịch COVID-19. Trong khi đó, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết Quốc hội sẽ thảo luận về một dự luật cứu trợ khác, với việc chăm sóc sức khỏe là danh sách ưu tiên hàng đầu.
Cập nhật lúc 6h58 ngày 4/4/2020:
Thế giới: 1.096.230 người mắc, 58.822 người tử vong.
Việt Nam: 239 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, tổng số ca bình phục là 85:
- 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
- 69 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 3/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm: BN17, BN18, BN20, BN22, BN23, BN24, BN25, BN27, BN29, BN22, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN45, BN46, BN47, BN48, BN49, BN51, BN53, BN54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64, BN66, BN67, BN69, BN70, BN71, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN99, BN100, BN107, BN110, BN112, BN113, BN121, BN129, BN130, BN131, BN132, BN138, BN140, 179, BN187, BN198