Ô nhiễm do rác thải nhựa là thảm họa cuộc sống tại các nước nghèo nhất

Thế giới - Ngày đăng : 11:01, 03/04/2020

(TN&MT) - Một báo cáo mới của tổ chức phi chính phủ của Anh, Tearfund chỉ ra 4 trong số các công ty gây ô nhiễm nhựa dùng một lần lớn nhất là Coca-Cola, Pepsi-Co và Unilever. Những hình ảnh từ Tanzania cho thấy ô nhiễm do rác thải nhựa đang là thảm họa của cuộc sống tại các nước nghèo nhất trên thế giới.

Một người nhặt rác thu gom chai nhựa trên bãi rác ở Dar es Salaam, thành phố ở Tanzania. Các công ty đa quốc gia như Coca-Cola, PepsiCo và Unilever sản xuất số lượng nhựa dùng một lần tại các quốc gia có ít cơ sở tái chế, do đó, lượng rác thải nhựa này bị đốt cháy, thải ra hàng triệu tấn CO2

Royda Joseph, 32 tuổi, một bà mẹ ba con, sống cùng gia đình trong khu vực rất nhiều ruồi nhặng bên cạnh bãi rác lớn nhất ở Dar es Salaam. “Khói mù mịt và bao trùm cả khu rộng lớn đến nỗi bạn không thể nhìn thấy người trước mặt hoặc ngôi nhà bên cạnh bạn”, Royda Joseph nói

Bãi rác thuộc đại học ở Dar es Salaam. Tearfund đang kêu gọi các công ty đa quốc gia thay đổi sang bao bì có thể tái sử dụng. Lấy một mẫu trong 6 quốc gia đang phát triển, Tearfund ước tính việc đốt bao bì nhựa tạo ra 4,6 triệu tấn CO2 - tương đương với lượng khí thải từ 2 triệu ô tô.

Một người làm việc tại bãi rác đốt cháy liên tục 24h một ngày ở Dar es Salaam Kel Nó cho rằng việc người dân quanh đây ho và thở vì khói từ bãi rác là điều xảy ra thường ngày

Một người dân (giấu tên) - 47 tuổi, sử dụng túi xà phòng omo của hãng Unilever để mồi lửa bếp than khi bà không thể mua dầu hỏa. Tất cả thành viên trong gia đình bà đều bị ho

Phía trước một cửa hàng ở Dar es Salaam. Cho đến nay, Coca-Cola là đơn vị gây ô nhiễm nặng nề nhất trong bốn công ty được Tearfund kể tên ở trên, với lượng khí thải nhiều hơn ba công ty còn lại cộng lại. Theo tiến sĩ Ruth Valerio của Tearfund, các công ty này có trách nhiệm đối với việc thải bỏ các sản phẩm mà họ tiếp tục cung cấp tại các nước đang phát triển

Tearfund tính toán rằng Coca-Cola, Nestlé, Pepsi-Co và Unilever chịu trách nhiệm cho hơn nửa triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm trong 6 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Mexico và Nigeria

Ramadhan Mohamed, một người nhặt rác thu gom chai nhựa trên bờ sông cho biết: “Các chai chặn dòng nước đi qua, vì vậy chúng có thể gây ra lũ lụt. Đôi khi, khi nước sông dâng quá cao, người thu gom rác thải nhựa có thể bị chết đuối”

Gloria Mafole là nhà vận động và phân tích chính sách cho đối tác của Tearfund, Hội đồng Giáo hội Tanzania. Theo bà, 4 công ty đa quốc gia cần thông báo cho người tiêu dùng để họ biết việc đốt nhựa sẽ gây hại cho họ và môi trường

Johnson Pita, 47 tuổi, kiếm sống bằng công việc thu gom 700-1.000 chai nhựa từ sông mỗi ngày tại khu vực Kigogo ở Dar es Salaam. Khi ông Johnson Pita còn là một cậu bé, nước trong vắt và đầy cá, nhưng bây giờ mỗi ngày lượng chất thải tăng lên rất lớn và ông thường bị đau bụng

Theo một người dân (giấu tên) - 38 tuổi, sống cùng năm đứa con tại khu vực Tabata ở Dar es Salaam cạnh một con sông nhiều rác thải, việc nhiều người đi tiểu tiện vào các chai nhựa sẽ gây nguy hiểm cho trẻ em bởi có những đứa trẻ tò mò với màu sắc trong chai và uống chúng

Irene Kanyugwa, 28 tuổi là một nữ hộ sinh có phòng khám ngay cạnh Kinyamwezi, bãi rác lớn nhất ở Dar es Salaam. “Các công ty nên tìm biện pháp thu gom chất thải của họ an toàn hơn. Khi bãi rác bốc cháy, có nhiều người mắc các vấn đề về hô hấp, viêm phổi và hen suyễn” - Irene Kanyugwa nói

Victoria Mpoyola, 62 tuổi, sống đằng sau bãi rác Kinyamwezi, chuyên mua và bán chai nhựa đã qua sử dụng. Theo bà, rác thải nhựa tại bãi rác này ngày càng nhiều và khói từ việc đốt rác rất độc hại

Mai Đan