Cập nhật tình hình dịch COVID-19 sáng 1/4: Mỹ có số ca tử vong cao nhất trong một ngày, với 700 người chết
Thời sự - Ngày đăng : 08:53, 01/04/2020
Tình nguyện viên khử trùng Cầu Biên giới Quốc tế Paso del Norte, nơi ít người qua lại sau khi Mỹ đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 tiếp tục lây lan tại Ciudad Juarez, Mexico vào ngày 30/3/2020. Ảnh: Reuters |
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, trên thế giới đã có hơn 850.000 người nhiễm COVID-19 và hơn 42.000 người tử vong.
Châu Âu
Ý cho biết sẽ kéo dài các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc ít nhất là cho đến mùa Phục sinh. Viện Y tế quốc gia Ý cho biết số ca tử vong tại nước này có thể còn thấp trong các số liệu chính thức.
Giám đốc điều hành của Liên minh Châu Âu (EU) đã cảnh báo Hungary không cắt giảm các biện pháp khẩn cấp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết sẽ khiến Pháp tự túc trong việc chuẩn bị khẩu trang đến cuối năm và đúc rút các bài học từ các ca nhiễm khẩn cấp.
Khi số người chết ở Anh tăng 29%, một số sĩ quan cảnh sát đã bị chỉ trích vì áp dụng lệnh phong tỏa quá khắt khe nhiệt tình.
Bộ Y tế Bỉ ngày 31/3 cho biết một bé gái 12 tuổi chết ở nước này vì COVID-19. Truyền thông địa phương đưa tin đây là nạn nhân nhỏ tuổi nhất ở châu Âu.
Theo chính phủ Thụy Sĩ, đỉnh điểm của dịch COVID-19 tại Thụy Sĩ có thể kéo dài vào cuối mùa xuân hoặc mùa hè này.
Na Uy lần đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm hàng ngày về số ca nhập viện vì nhiễm COVID-19.
Belarus xác nhận ca tử vong đầu tiên vì virus corona.
Châu Mỹ
Giới chức Canada cho biết tổng số người chết ở nước này đã tăng 35% trong vòng chưa đầy một ngày và tỉnh lớn Quebec cho biết họ đang cạn kiệt các thiết bị y tế quan trọng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết nạn đói cũng là mối đe dọa lớn như COVID-19, và giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Giới chức Ecuador vừa cho biết họ sẽ cải thiện việc thu gom các tử thi. Công việc này đang bị trì hoãn do gia đình nhiều nạn nhân COVID-19 giữ thi thể người thân ở nhà trong nhiều ngày liền. Châu Á và Thái Bình Dương
Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo đã ghi nhận số lượng ca nhiễm mới tăng kỷ lục trong ngày 31/3 khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải tiến hành lệnh phong tỏa.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành lệnh phong tỏa trong bối cảnh thủ đô Tokyo của nước này ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục trong ngày 31/3. Ảnh: Reuters |
Trung Quốc sẽ bắt đầu công bố thông tin từ ngày 1/4 về những bệnh nhân không có triệu chứng, yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày, sau khi đại lục chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm lần đầu tiên trong 5 ngày.
Ấn Độ niêm phong trụ sở của một nhóm truyền giáo Hồi giáo và ra lệnh điều tra các cáo buộc tổ chức các cuộc họp tôn giáo mà các quan chức lo ngại có thể là nguyên nhân lây nhiễm cho hàng chục người.
Chính quyền Afghanistan đã cách ly 16 nhân viên y tế khi người Afghanistan chạy trốn khỏi Iran bị ảnh hưởng nặng nề khiến lây lan virus ở tỉnh biên giới Herat.
Philippines đã ghi nhận sự gia tăng lớn nhất hàng ngày về số ca tử vong và ca nhiễm, trong khi nước này tăng cường xét nghiệm với sự xuất hiện của hàng ngàn bộ dụng cụ từ nước ngoài và mở các phòng thí nghiệm mới.
Chính phủ Malaysia cho biết lệnh ở trong nhà tại nước này đã ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm hàng ngày, nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nền kinh tế tại quốc gia này sẽ lần đầu tiên thu hẹp trong năm nay sau hơn một thập kỷ.
Trung Đông và châu Phi
Lagos, thành phố lớn nhất Nigeria và là một trong những thành phố đông dân nhất châu Phi đã phong tỏa vào ngày 31/3 khi thủ đô Abuja của Nigeria bắt đầu phong tỏa 14 ngày để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Tunisia ra lệnh thả 1.420 tù nhân.
Iran đã cân nhắc các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn khi số người chết trong nước đã tăng lên gần 2.900 người tính đến hết ngày 31/3.
Dubai cho biết sẽ giúp Emirates - hãng Hàng không Quốc gia của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất và thực thi lệnh phong tỏa hoàn toàn đối với một quận nổi tiếng với thị trường vàng và đầu tư vào các phương tiện hoặc thị trường rủi ro cao.
Chính phủ Nam Phi đang cử các nhóm xét nghiệm đến các thị trấn của đất nước.
Ethiopia đã hoãn cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 8 theo dự kiến.
Sierra Leone đã xác nhận ca nhiễm đầu tiên và Tanzania ghi nhận ca tử vong đầu tiên.
Kinh tế ảnh hưởng nặng nề vì COVID-19
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm giao dịch biến động vào ngày 31/3 và thiệt hại kinh tế từ đại dịch COVID-19 đã khiến tiêu chuẩn chứng khoán thế giới của MSCI giảm mạnh hàng quý kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Một kế hoạch chống COVID-19 của Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) sẽ giải quyết rủi ro về các lỗ hổng nợ ở các nước thu nhập thấp và cung cấp viện trợ tài chính cho các thị trường mới nổi.
Các nhà lập pháp Cộng hòa Mỹ báo hiệu sự thận trọng đối với các kế hoạch của đảng Dân chủ để chuẩn bị một dự luật chi tiêu lớn khác nhằm chống lại đại dịch, ngay cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi chi 2 nghìn tỷ USD, lần này dành cho cơ sở hạ tầng.
“Đại dịch đang đe dọa làm gián đoạn các cuộc đàm phán tái cấu trúc nợ của Argentina với các chủ nợ, làm tăng khả năng vỡ nợ và xuống cấp hạng mức tín nhiệm”, các cơ quan xếp hạng và trái chủ (người cho nhà phát hành vay tiền thông qua việc mua trái phiếu – PV) nói với Reuters.
Liên đoàn Giới chủ Công nghiệp Ý (Confindustria) cho biết đại dịch sẽ khiến nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng trong năm nay, cắt giảm 6% tổng sản phẩm quốc nội.
Ngày 31/3, các nguồn tin chính phủ Đức cho biết nước này đang lên kế hoạch mở rộng hỗ trợ cho các công ty có quy mô trung bình.
“Sự bùng phát trở lại của virus corona có thể làm thất vọng dự báo về sự phục hồi nhu cầu hành khách hàng không vào cuối năm nay và tăng trưởng mạnh vào năm 2021”, nhà kinh tế trưởng của một cơ quan thương mại hàng không toàn cầu cảnh báo.
Các ngân hàng hàng đầu của Anh sẽ dừng thanh toán cổ tức sau áp lực từ cơ quan quản lý, tiết kiệm vốn của họ như một bộ đệm chống lại những tổn thất do virus corona làm sụp đổ kinh tế theo dự báo.
Thống kê tình hình dịch bệnh của Bộ Y tế Việt Nam cập nhật lúc 7h25 sáng 1/4 cho biết thế giới đã có 856.356 ca nhiễm và 42.086 ca tử vong.
Tại Việt Nam, đến nay đã có 212 ca nhiễm, trong đó, tổng số ca bình phục là 58.
Cụ thể, 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
42 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 31/3 được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm: BN17, BN18, BN22, BN23, BN24, BN27, BN29, BN22, BN33, BN35, BN39, BN46, BN47, BN49, BN51, BN53, BN54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN62, BN64, BN66, BN69, BN70, BN71, BN75, BN77, BN79, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN110, BN112, BN113, BN130, BN140, BN187.