Khan hiếm nước đang khiến nhiều người dân ở miền Nam Iraq rời bỏ quê hương

Thế giới - Ngày đăng : 18:14, 20/03/2020

(TN&MT) - Các nhà nghiên cứu nhận thấy người dân ở tỉnh Basra, miền Nam Iraq đang buộc phải rời quê nhà do nguồn nước kém khiến các gia đình không thể duy trì cuộc sống bằng nghề nông.

Basel rửa tay ở trường Faihaa, thành phố cổ Basra. Tiếp cận với nước sạch đã trở thành một điều xa xỉ trong các trường học ở Basra và nước chỉ hoạt động trong hai giờ mỗi ngày. Báo cáo của Hội đồng người tị nạn Na Uy (NRC), Trung tâm giám sát dịch chuyển nội bộ và Điều tra xã hội cho thấy những thách thức về môi trường ở miền Nam Iraq, trong đó nhiều thách thức liên quan đến cấp nước và ô nhiễm đã khiến người dân phải rời xa khu vực nông thôn

Các học sinh nữ xếp hàng vào nhà vệ sinh trong trường Faihaa ở Basra. Trường học này là một trong hơn 800 trường học trong thành phố chỉ có 4 nhà vệ sinh nhưng hầu như không hoạt động cho hơn 670 học sinh

Nhựa và nhiều loại rác khác nổi trên mặt kênh Basra. Có hơn 40 kênh đào trong thành phố, tất cả đều có nồng độ vi khuẩn, hóa chất và muối cao. Những kênh đào này chảy vào sông chính của Basra, Shatt al-Arab, nơi chứa nước bơm cho cư dân thành phố. Theo khảo sát, 59% số người di dời cho biết toàn bộ gia đình họ đã rời đi.

Ô nhiễm đường thủy chính của Basra, Shatt al-Arab. Tình hình vệ sinh nguy hiểm đã dẫn đến hơn 100.000 trường hợp mắc các bệnh truyền qua đường nước trong 3 tháng qua. Nghiên cứu cho biết mọi người sẽ trở về quê hương nếu họ cảm thấy có thể duy trì sinh kế từ nông nghiệp

Một con kênh bị ô nhiễm ở thành phố cổ Basra. Nhiều người dân đến từ các vùng nông thôn vẫn cho rằng sẽ có đủ nước trong tương lai, trong khi đó các chuyên gia nhận định có thể đã quá muộn để đảo ngược hoàn toàn tình hình

Trẻ em chơi đùa trong rác trên bờ sông Shatt al-Arab ở Basra. Những người trẻ tuổi ở thành phố này thích bơi lội và câu cá dưới nước. Qua khảo sát, nghiên cứu chỉ ra rằng 41% số người được khảo sát rời quê hương cùng gia đình của họ, chứ không đi một mình

Trẻ em chơi đùa trên bờ sông Shatt al-Arab ngập rác. Các nhóm thanh niên dành thời gian bên bờ sông, giữa những mảnh vỡ và xác tàu đắm rỉ sét. Khalid nói: “Tất cả chúng tôi đều biết có những người bị bệnh vì nước, nhưng chúng tôi có thể làm gì? Không có nước sạch trong thành phố, chúng tôi không có lựa chọn nào khác”

Một thanh niên nhảy từ con tàu bị đắm và lặn xuống sông Shatt al-Arab bị ô nhiễm ở Basra. Mỗi năm, nhiều gia đình buộc phải rời bỏ nhà cửa ở nông thôn để tìm kế sinh nhai cho nông nghiệp và chăn nuôi

Habib, một thợ mộc, đứng bên ngoài xưởng Basra của ông và bên cạnh một trong những kênh đào cũ bị ô nhiễm nặng chia sẻ: “Những ngày gần đây, con kênh rất hôi nên tôi khó làm việc. Nó thực sự bốc mùi và khiến chúng tôi đau đầu và buồn nôn”

Một con kênh ô nhiễm chạy qua xưởng mộc của ông Habib. Chị gái và em trai của Habib đã cảm thấy mệt vì uống nước nhiễm độc vài tuần trước và họ phải nhập viện. Ông Habib chia sẻ: “Họ cảm thấy rất mệt và nhiều người khác cũng vậy. Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy ở bệnh viện, vì thế chúng tôi đã phải đợi hàng giờ trước khi anh chị em tôi được chăm sóc”

Một người phụ nữ và cháu gái của bà di dời khỏi vùng đầm lầy Basra. Khi đầm lầy khô cạn, những cái chết của vật nuôi gây ra thiệt hại kinh tế ngày càng tăng ở Basra, Missan và Thi Qar, ba khu vực được nêu trong nghiên cứu. Trong đó, có 67% chủ vật nuôi được khảo sát ở Missan, 65% ở Thi Qar và 27% ở Basra chia sẻ họ đã chịu tổn thất nặng nề

Nông dân di dời là những ngư dân ở vùng đầm lầy Basra. Suy giảm sinh kế ở nông thôn đã buộc nhiều người phải lựa chọn giữa đầu tư với hy vọng rằng sẽ có sẵn nguồn nước để canh tác trong tương lai và từ bỏ đất đai của họ. Đối với những người chọn ở lại vùng nông thôn được khảo sát, 57% người làm nông nghiệp như nguồn thu nhập chính của họ cho biết họ hiện trồng ít cây trồng hơn trước, chủ yếu là do thiếu nước và nhiễm mặn

Mai Đan