Cầu ngói Thanh Toàn - nét đẹp cổ kính và hiếm có của Việt Nam
Xã hội - Ngày đăng : 16:37, 14/03/2020
“Ai về cầu ngói Thanh Toàn - Cho em về với một đoàn cho vui” là câu ca dao quen thuộc mà ai ai cũng biết khi nói về cây cầu ngói Thanh Toàn |
Cây cầu gỗ này được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990 |
Cầu được xây dựng theo lối “thượng gia, hạ kiều” nghĩa là trên nhà, dưới cầu giống với kiến trúc của chùa Cầu nổi tiếng của Hội An. Phía trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly trông như một ngôi nhà cổ |
Với chiều dài 18,75m và rộng 5,82m được xây dựng vào năm 1776, đến nay đã gần 245 tuổi. Chịu nhiều sự tàn phá của chiến tranh cũng như thiên tai, cầu đã được trùng tu nhiều lần nên kích thước thu hẹp chỉ còn dài 16,85m và rộng là 4,63m |
Cầu bao gồm có 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng còn lòng cầu để làm lối đi. Chính giữa là gian thờ bà Trần Thị Đạo, người đã cúng tiền cho làng xây dựng cầu để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân |
Các bộ phận kiến trúc đều bằng gỗ, nhưng lại có đặc điểm thú vị là không chạm khắc hay trang trí mà ở đây chỉ gồm hai loại tiết diện tròn và vuông để tạo vẻ đẹp. Bộ mái cây cầu các nghệ nhân đã chạm khắc hình con vật với chủ đề tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng. Ở hai lối vào của cây cầu có đôi hàng câu đối chữ Hán được khắc trực tiếp lên trên cầu, nhưng do thời gian tần phá nên khó tìm ra câu nguyên vẹn |
Nhờ lưu giữ được giá trị nghệ thuật cao của nét đẹp kiến trúc cổ kết hợp với thiên nhiên và không khí vùng quên yên bình hiếm có hiện nay mà cầu ngói Thanh Toàn đã trở thành điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua. Mỗi ngày nơi đây đón tiếp hàng trăm du khách trong và ngoài nước, đặc biệt trong những dịp lễ hội thì con số này càng nhiều hơn nữa |
Trải qua hơn hai thế kỷ hình thành và phát triển, nay cầu ngói Thanh Toàn cũng đã có phần xuống cấp. Chính vì thế nên ở hai đầu cầu điều có biển cảnh báo cho du khách và người dân không được tụ tập đông người |
Cho đến hiện tại, cây cầu ngói này không chỉ mang trong mình giá trị nghệ thuật và nhân đạo sâu sắc mà nó còn trở thành một tri kỷ của biết bao thế hệ người dân làng Thủy Chánh. Cầu ngói Thanh Toàn mang hơi thở của vùng quê Việt Nam, như một già làng lưu giữ những vết tích xưa |
Bên cạnh cầu có một “Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn”. Nơi đây trưng bày đầy đủ các loại nông, ngư cụ truyền thống và “kể” những câu chuyện sinh hoạt thôn quê. Cùng với cầu ngói Thanh Toàn, đây cũng là nơi góp phần lưu giữ những nét đẹp của đời sống con người xưa |
Nhiều du khách quốc tế tỏ ra tò mò và thích thú trước các vật dụng và phong cách sinh hoạt của người dân nông thôn Việt Nam ngày trước |
Gần đây, Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức phiên chợ đêm ở cầu ngói, diễn ra vào 16 âm lịch hằng tháng đã tạo thêm sự đa dạng cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của địa phương |
Cầu ngói Thanh Toàn cũng là điểm quen thuộc ở mỗi kỳ Festival Huế với tên gọi đã thành thương hiệu trong và ngoài nước là “Chợ quê ngày hội” |
Chợ quê bên cầu ngói tái hiện một cách sinh động không khí của phiên chợ xưa với hình ảnh mua, bán, trưng bày, giới thiệu các mặt hàng nông sản, các mặt hàng thủ công mĩ nghê và đa dạng các mặt hàng lưu niệm đến với du khách mọi miền. Đến với lễ hội, chúng ta bắt gặp cái giản dị, chất quê dân dã của người dân xứ Huế |
Ngoài ra, để phát triển và làm phong phú thêm cho du lịch địa phương, đã có nhiều hướng phát triển phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Vườn hoa hướng dương chính là một điểm kết nối mới mẻ cho các tour du lịch đến đây |
Vườn hoa đã thu hút một lượng lớn du khác chủ yếu là giới trẻ đến tham quan và check in. Điều này đã tạo tiền đề cho nhiều dự án phát triển du lịch cầu ngói Thanh Toàn hiện tại và tương lai |