Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đang làm giảm tới 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 15:42, 17/02/2020
|
Báo cáo của WB dựa trên những nghiên cứu được tổng hợp và biên tập về chất lượng nước toàn cầu bằng cách sử dụng các trạm giám sát, dữ liệu vệ tinh và các mô hình mô phỏng. "Nước sạch là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế. Chất lượng nước suy giảm đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế, làm xấu đi tình trạng sức khỏe của người dân, giảm sản xuất lương thực và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở nhiều quốc gia" – Ông David Malpass, Chủ tịch WB cho biết.
Báo cáo cho thấy rằng, khi nhu cầu oxy sinh học (BOD) - chỉ số về mức độ ô nhiễm hữu cơ và là chỉ số đại diện cho ô nhiễm nước nói chung vượt qua ngưỡng 8 miligam trên mỗi lít thì tăng trưởng GDP sẽ giảm 0,83% (khoảng một phần ba so với tốc độ tăng trưởng trung bình 2,33%). Điều này gây ra những tác động đến sức khỏe, nông nghiệp và hệ sinh thái và thể hiện một dấu hiệu rõ ràng về sự đánh đổi giữa lợi ích của sản xuất kinh tế và chất lượng môi trường cũng như các yếu tố bên ngoài kèm theo.
Một nhân tố chính khác gây ra chất lượng nước kém là nitơ, mặc dù đây là chất rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, nhưng những chất này nếu chảy vào sông và đại dương và có thể tạo ra những vùng thiếu oxy và vùng chết, đồng thời trong không khí thì nó tạo thành oxit nitơ, khí nhà kính.
Báo cáo cho biết, việc trẻ em tiếp xúc sớm với nitrat sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển trí não, làm giảm sức khỏe và khả năng tự sinh sống sau này. Cứ thêm một kg phân đạm cho mỗi ha đất, năng suất cây trồng có thể tăng lên đến 5%, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra còi cọc ở trẻ em tăng tới 19% và thu nhập của người trưởng thành trong tương lai giảm tới 2% so với những người không bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, mức độ ô nhiễm nước tăng lên do các áp lực nhân tạo như nước mưa chảy tràn, nước rửa trôi phân bón và nước thải đô thị đang làm giảm sản lượng nông nghiệp.
Trong báo cáo của WB, các tác giả đã chia các khuyến nghị của theo ba lĩnh vực chính: các chiến dịch thông tin để nâng cao nhận thức cộng đồng, nỗ lực phòng ngừa ô nhiễm nước và đầu tư để xử lý ô nhiễm nước với các công nghệ hiện đại hơn để tìm những phương pháp mới hiện đại hơn.