Không hành động chống BĐKH không phải là lựa chọn sáng suốt
Thế giới - Ngày đăng : 10:34, 12/01/2020
Quốc đảo thấp Tuvalu ở Thái Bình Dương rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao do BĐKH. Ảnh: UNDP Tuvalu / Aurélia Rusek |
Nhà ngoại giao kỳ cựu Nigeri Tijani Muhammad-Bande tham dự cuộc họp cấp cao về năng lượng tái tạo của Tổ chức quốc tế về mối đe dọa đặc biệt mà các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) và các đối tác của họ đang phải đối diện.
Ông Muhammad-Bande cảnh báo: “Nếu không hành động sẽ gây nguy hiểm đến tất cả sự sống trên trái đất như chúng ta biết. Không hành động sẽ chỉ dẫn đến các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và rất khắc nghiệt, xói mòn đất và nạn phá rừng, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và axit hóa đại dương, mất an ninh lương thực toàn cầu cũng như hạn hán và lũ lụt”.
Hơn 1.500 đại biểu bao gồm các bộ trưởng cao cấp, người đứng đầu các tổ chức quốc tế và khu vực cùng với các nhà lãnh đạo tài chính và giám đốc điều hành khu vực tư nhân đã tham dự họp phiên thứ 10 của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
“Mặc dù thất vọng về việc cộng đồng quốc tế không thể đạt được sự đồng thuận về các vấn đề quan trọng trong Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (COP25) tại Madrid (Tây Ban Nha) vào tháng 12/2019 nhưng chúng tôi đang cùng nhau vạch ra hướng đi, liên quan đến một vấn đề liên quan là năng lượng tái tạo”, ông Muhammad-Bande nhấn mạnh.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Muhammad-Bande cảnh báo nếu không hành động chống BĐKH sẽ gây nguy hiểm đến tất cả sự sống trên trái đất |
“Không hành động sẽ dẫn đến mực nước biển tiếp tục tăng, có nguy cơ khiến 280 triệu người từ các khu vực ven biển và hải đảo phải sơ tán vào năm 2050”, ông Muhammad-Bande nói.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Muhammad-Bande cho hay: “BĐKH là một mối đe dọa an ninh và phát triển lớn nhất mà SIDS phải đối mặt mặc dù đây là một cuộc khủng hoảng không phải do họ tạo ra. SIDS đang gánh chịu khủng hoảng khí hậu, hầu hết các hậu quả nghiêm trọng nhất, bao gồm việc xảy ra thường xuyên hơn các thảm họa thiên nhiên tàn phá, xóa đi các lợi ích phát triển và tạo thêm gánh nặng nợ nần”.
Ông nhấn mạnh rằng mực nước biển dâng cao khiến các quốc gia vùng thấp và toàn bộ cơ sở hạ tầng của họ gặp nguy hiểm, phá hủy lãnh thổ, với một số quốc gia có nguy cơ bị nhấn chìm một phần hoặc hoàn toàn trong tương lai không xa.
Giúp SIDS phát triển mạnh, không chỉ tồn tại
Theo Muhammad-Band, cộng đồng quốc tế phải cố gắng hết sức để đảm bảo rằng các nền văn minh tồn tại thường hàng ngàn năm trên các quốc đảo nhỏ không chỉ được bảo vệ mà còn phát triển trong tương lai.
“BĐKH không chỉ được giải quyết bằng giải pháp của một quốc gia đơn lẻ. Chúng ta sẽ sát cánh bên nhau” - Muhammad-Band nói.
Ông cho rằng: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm bảo đảm rằng không ai bị bỏ lại phía sau và chúng ta sẽ đến được nơi xa nhất bị bỏ lại phía sau. Các cam kết hỗ trợ tài chính cho các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bao gồm cả hành động khí hậu đã được nhắc lại. Đáng buồn thay, hành động đã bị bỏ lại phía sau. Chúng ta cần đảo ngược điều này trước khi quá muộn”.
SIDS là trọng tâm chính trong tuần khai mạc tháng 9 năm ngoái của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, khi hội nghị thượng đỉnh cấp cao diễn ra nhằm thảo luận về tính dễ bị tổn thương của SIDS và tìm kiếm giải pháp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn đang tiếp diễn.
“SIDS là một trường hợp đặc biệt cần phát triển bền vững. SIDS đã thu hút sự chú ý và đầu tư lâu dài của toàn bộ cộng đồng quốc tế”, người đứng đầu Liên Hợp Quốc, António Guterres cho biết trong cuộc họp cuối tháng 9/2019.
Ông Muhammad-Bande cho biết mặc dù gặp nhiều thách thức nhưng SIDS vẫn đang dẫn đầu trong việc thực hiện các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đầy tham vọng của họ theo Thỏa thuận Paris 2015 nhằm hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Cần sự hỗ trợ hơn nữa từ cộng đồng quốc tế
Theo Muhammad-Bande, cộng đồng quốc tế cần phải làm nhiều hơn để hỗ trợ và phù hợp với những nỗ lực của SIDS bằng cách hỗ trợ tài chính ưu đãi cho các sáng kiến giảm thiểu và thích ứng của SIDS.
“IRENA, với tư cách là một trong những người giám sát của “SDG 7: Năng lượng bền vững cho tất cả” rất quan trọng cho việc thực hiện và chuyển đổi sang nền kinh tế xanh mới trên toàn cầu”, ông Muhammad-Bande nói.
“Thời gian sẽ không còn nhiều đối với người phụ nữ mất kế sinh nhai do sa mạc hóa do khí hậu; đối với đứa trẻ sẽ phải từ bỏ nhà của mình do mực nước biển dâng cao và tăng nhanh; và đối với các cộng đồng sẽ phải tái thiết lại do bị cuốn trôi” - Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khẳng định.