New Zealand bắt đầu áp dụng chỉnh sửa gen để sản xuất cừu phát thải khí metan thấp
Thế giới - Ngày đăng : 13:32, 02/12/2019
Ngành chăn nuôi New Zealand đã bắt đầu một chương trình đầu tiên trên toàn cầu để nhân giống cừu phát thải khí metan thấp. Ảnh: Carly Earl / The Guardian |
Ngành chăn nuôi New Zealand đã bắt đầu một chương trình di truyền đầu tiên trên toàn cầu, giúp giải quyết vấn đề BĐKH bằng cách nhân giống cừu phát thải khí metan thấp.
Tại New Zealand, cứ một người sẽ nuôi 6 con cừu và ngành chăn nuôi chiếm khoảng một phần ba tổng lượng phát thải khí nhà kính.
Ngành chăn nuôi bò và cừu New Zealand đã sử dụng một biện pháp có tên là “giá trị chăn nuôi”, để giúp các nhà chăn nuôi chọn những con cừu đực có đặc điểm có thể tăng số lượng đàn của chúng. Trong vòng 2 năm, các nhà lai tạo sẽ có thể chọn các con cừu đực có đặc điểm bao gồm lượng khí thải metan thấp hơn.
“Nông dân có thể quan tâm nhiều hơn tôi dự đoán”, một nhà lai tạo ngựa, Russell Proffit cho biết. Gia đình ông đã sản xuất các con cừu đực trong hơn 40 năm.
“Tôi đã thực hiện các phép đo metan bởi vì tôi cho rằng một con vật khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ tạo ra ít khí metan hơn và tôi muốn kiểm tra điều đó” - Russell Proffit nói.
“Dù sao việc nhân giống để tạo ra ít khí metan cũng bổ sung cho những gì chúng tôi đang làm để đạt được với đàn cừu của chúng tôi. Đó là, các con cừu đực khỏe mạnh hơn đòi hỏi ít đầu vào hơn và tạo ra ít nhu cầu hơn về môi trường” - Russell Proffit nhấn mạnh.
Những người gây giống muốn sản xuất các con cừu đực khí metan thấp sẽ cần phải đo một phần số lượng đàn của chúng trong “buồng tích tụ”, nơi đo lượng khí thải của chúng. Cừu phải ở trong chuồng 50 phút và phải được đo hai lần với khoảng thời gian hơn 14 ngày.
Dữ liệu thu được được sử dụng cùng với các thông tin di truyền khác để tính toán “giá trị sinh sản khí metan”.