Sống gần khu giao thông đông đúc hạn chế sự phát triển phổi của trẻ em

Thế giới - Ngày đăng : 18:37, 25/11/2019

(TN&MT) - Theo một nghiên cứu vừa mới được công bố ở Anh, con người sống gần khu vực giao thông đông đúc sẽ tăng 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Các nhà hoạt động môi trường chặn đường Brixton vào tháng 9/2017. Ảnh: Mark Kerrison / Alamy

“Việc sống gần một con đường đông đúc hạn chế sự phát triển phổi ở trẻ em và làm tăng nguy cơ ung thư phổi”, nghiên cứu công bố.

Phân tích của Đại học King, London là phân tích đầu tiên kiểm tra một loạt các tình trạng sức khỏe liên quan đến việc sống gần các khu vực ô nhiễm không khí do giao thông. Phân tích so sánh 13 tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và viêm phế quản tại 13 thành phố ở Anh và Ba Lan.

Nghiên cứu cho thấy việc sống trong phạm vi 50m tính từ con đường đông đúc có thể làm tăng 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và 3-14% nguy cơ tăng trưởng phổi ở trẻ em.

Qua kiểm tra các thành phố khác nhau ở Anh, nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trên đường hạn chế sự phát triển phổi ở trẻ em khoảng 14% ở Oxford, 13% ở London, 8% ở Birmingham, 5% ở Bristol, 5% ở Liverpool, 3% ở Nottingham và 4% tại Southampton.

Theo ước tính, một phần ba người dân London – tương đương khoảng ba triệu người sống gần một con đường đông đúc.

Liên minh gồm 15 tổ chức phi chính phủ về sức khỏe và môi trường đã công bố báo cáo, trong đó có ClientEarth và Tổ chức Phổi Anh đang kêu gọi giảm giới hạn nồng độ ô nhiễm hạt hợp pháp theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2030.

Giới hạn của WHO là các hạt nhỏ được gọi là PM2.5 không được vượt quá mức trung bình hàng năm là 10μg/m3 (10 microgam trên mét khối) hoặc trung bình 24 giờ là 25 μg/m3.

Các giới hạn pháp lý hiện tại của Vương quốc Anh đối với PM2.5 cao hơn gấp đôi giới hạn của WHO.

Nghiên cứu cho thấy, giảm 1/5 ô nhiễm không khí có thể giúp giảm 7,6% trường hợp ung thư phổi ở London, 6,4% ở Birmingham, 5,9% ở Bristol, 5,3% ở Liverpool, 5,6% ở Manchester, 6,7% ở Nottingham, 6 % ở Oxford và 5,9% ở Southampton.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sống gần một con đường đông đúc có thể gây ra các triệu chứng phế quản ở trẻ em bị hen suyễn. Nghiên cứu cũng kiểm tra các triệu chứng ảnh hưởng đến số lượng người lớn hơn và cho thấy 3.865 trẻ em có thể bị ảnh hưởng ít hơn ở London nếu ô nhiễm giảm 1/5, với các thành phố khác cũng giảm đáng kể.

TS. Heather Walton, giảng viên cao cấp về sức khỏe môi trường tại Đại học King, London cho biết đây là lần đầu tiên các tính toán ảnh hưởng sức khỏe đối với hàng loạt các tình trạng sức khỏe và thành phố như vậy được đưa vào một báo cáo.

“Các tính toán trước đây tập trung vào các trường hợp tử vong, tuổi thọ và tình hình nhập viện. Báo cáo của chúng tôi bao gồm các triệu chứng ảnh hưởng đến một số lượng lớn những người như bệnh nhiễm trùng ngực (viêm phế quản cấp tính) ở trẻ em và ảnh hưởng đến các nhóm người cụ thể như bệnh hen” - TS. Heather Walton cho biết thêm.

Andrea Lee, nhà chiến dịch không khí sạch và quản lý chính sách tại ClientEarth cho biết: “Không khí độc hại gây gánh nặng lớn cho người dân. Tin tốt chúng ta có được là các giải pháp có sẵn. Khu vực không khí sạch đầu tiên của Vương quốc Anh tại London đã có tác động. Nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người trên cả nước tiến tới hình thức vận chuyển sạch hơn”.

Mai Đan