Khủng hoảng ô nhiễm ở Ấn Độ trong bối cảnh không khí tồi tệ nhất thế giới
Thế giới - Ngày đăng : 11:12, 09/11/2019
Mọi người đi bộ trên đường Rajpath vào một ngày khói bụi ở New Delhi, Ấn Độ vào ngày 1/1/2019. Ảnh: Reuters / Anushree Fadnavis |
Ô nhiễm đỉnh điểm
Ô nhiễm không khí ở New Delhi và các khu vực lân cận đạt mức tồi tệ nhất trong năm nay vào ngày 3 và 4 tháng 11, với một số chỉ số cho thấy nồng độ PM 2.5 ở mức 407 và hơn 500 tương ứng.
Khi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, các nhà chức trách của thủ đô New Delhi vốn ô nhiễm nặng nhất thế giới đã yêu cầu các trường học đóng cửa và hạn chế số lượng ô tô trên đường.
Ô nhiễm vượt ra khỏi phạm vi thủ đô
Vấn đề ô nhiễm không khí ở Ấn Độ lan rộng vượt xa ngoài hơn 20 triệu cư dân của New Delhi. Vành đai phía Bắc của nước này là một trong những khu vực đông dân nhất hành tinh.
Trung tâm công nghiệp Kanpur, nơi có 3 triệu người sinh sống, theo sau là 13 thành phố của Ấn Độ đều nằm trong danh sách những nơi có không khí tồi tệ nhất theo xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mặc dù chỉ số chất lượng không khí đã duy trì ở mức trên 500 trong những ngày liên tiếp nhưng Kanpur, giống như hầu hết các thành phố khác của Ấn Độ đều thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để chống ô nhiễm không khí và đã áp dụng một số biện pháp khẩn cấp.
Yếu tố nông nghiệp
Nông dân ở 2 bang Punjab và Haryana (được gọi là “Vựa lúa Ấn”) thường đốt rơm rạ hàng năm để chuẩn bị cho vụ gieo hạt mùa đông.
Năm nay, một số vụ cháy lớn xảy ra vào cuối tháng 10. Phân tích sâu hơn về dữ liệu vệ tinh cho thấy các đám cháy gia tăng đã chuyển sang mùa đông, khi nhiệt độ thấp hơn và gió yếu hơn làm tăng sự tích tụ các chất ô nhiễm.
Sự thay đổi chính sách năm 2009 nhằm tiết kiệm nước ngầm đã tạo sự thay đổi, cấm nông dân không được cấy lúa cho đến giữa tháng 6, thay vì giữa tháng 5 như trước.
Lúa là một loại cây trồng rất “khát” nước và thậm chí một số giống lúa cần gần 5.000 lít nước cho mỗi kg hạt được sản xuất.
Gieo muộn đồng nghĩa với việc thu hoạch muộn. Với thời gian còn lại ít hơn cho vụ đông, đa số nông dân đốt rơm để dọn dẹp nó nhanh chóng. Vì hàm lượng silica cao, rơm lúa không thể được sử dụng để nuôi động vật.
Mùa mưa ở Ấn Độ cũng đến muộn một chút trong năm nay. Sau khi bắt đầu vào tháng 6, mùa mưa cũng kết thúc muộn hơn một tháng so với bình thường, gây ra sự chậm trễ hơn.