Coi Khoa học và Công nghệ là “quốc sách” để bám sát thực tiễn phát triển KT-XH
Thời sự - Ngày đăng : 14:14, 31/10/2019
Bộ trưởng cảm ơn các vị đại biểu đã nêu các vấn đề, nhưng khoa học, công nghệ chúng tôi cũng nhận thức thực sự quan tâm, sự gợi ý và cả kỳ vọng đối với yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ kinh tế - xã hội của các đại biểu tại kỳ họp này.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu sáng 31/10. Ảnh: Quốc Khánh |
“Qua ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, về nhận thức, chúng tôi coi đây thực sự là ghi nhận bước đầu tiên những nỗ lực của ngành thời gian qua và đặc biệt các vị đại biểu Quốc hội cũng chung sức để hướng tới những trăn trở cùng cả hệ thống chính trị, trong đó có chúng tôi, để làm sao chúng ta tập trung quyết liệt các giải pháp giúp khoa học công nghệ thực sự là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tới đây.”- Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.
Khoa học và Công nghệ là “quốc sách” để bám sát thực tiễn phát triển KT-XH
Tham luận về những hạn chế, khó khăn trong phát triển khoa học công nghệ hiện nay và đưa ra những giải pháp để đưa khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết: Mấy năm vừa rồi kế thừa những nền tảng đã tạo dựng của ngành. Chúng tôi muốn nhắc đến và báo cáo những cơ hội và điều kiện hết sức đặc biệt, bắt đầu từ tinh thần Đại hội XII và triển khai trong giai đoạn này nhìn dưới bốn góc độ.
Thứ nhất, với tư cách là "quốc sách" và luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm từ chủ trương đến mọi ưu tiên. Bộ trưởng cho rằng đây là giai đoạn này từ chủ trương xuyên suốt và nhất quán đó chúng ta đã có cơ hội để biến thành giải pháp rõ ràng, cụ thể, nhất quán hơn, làm cho khoa học công nghệ đồng hành và sát hơn với các ngành, các cấp, do đó cũng sát hơn với yêu cầu của thực tiễn kinh tế - xã hội đất nước.
Cụ thể các nghị quyết Trung ương từ tinh thần Đại hội 12 đều có nội dung và rõ nội hàm khoa học, công nghệ… "Đối với ngành chúng tôi nhận thức và có giải pháp trong lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành.” – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Thứ hai, các nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội, đặc biệt giai đoạn này chúng ta cũng có một kết quả giám sát tối cao hết sức quan trọng là thể chế chính sách khoa học công nghệ suốt một chặng đường từ khi hội nhập quốc tế đến bây giờ, cùng với đó là thể chế pháp luật, không chỉ các đạo luật trực tiếp, như Luật Chuyển giao công nghệ đối với khoa học, công nghệ. Theo Bộ trưởng, đây là những luật pháp có ý nghĩa quan trọng để tháo gỡ các nút thắt khoa học, công nghệ trong thời gian vừa qua.
Thứ ba, các nghị quyết, chương trình, chương trình hành động và chỉ thị, kết luận của Thủ tướng, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ rõ ràng đã tạo cho ngành giải pháp phối hợp hành động của các ngành, các địa phương.
Bộ trưởng lấy dẫn chứng: Trong Nghị quyết 20, Kết luận 50 của Ban Bí thư thì khâu tổ chức thực hiện có chuyển biến rất mạnh. Trước đó mới là nhận thức và ý chí của cấp ủy lãnh đạo các cấp, nhưng bây giờ sự quan tâm không chỉ trong chỉ đạo mà trong hành động của các cấp, ngành và các địa phương.
Cùng với đó, trong tổ chức thực hiện chúng tôi thấy Chính phủ và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ không chỉ là quyết liệt và hành động như chúng ta thường nhìn nhận mà đối với các ngành chúng tôi thì thấy phương pháp tiếp cận là dùng những đánh giá, các thước đo quốc tế để xem bài toán của chúng ta và từ đó đưa vào các nghị quyết chỉ đạo của Chính phủ, phân công từng bộ, ngành, địa phương. Đối với chúng tôi điều này giúp có cách nhìn khách quan, điểm mạnh, điểm yếu của từng lĩnh vực và nhóm giải pháp cụ thể.
Mặt khác, từ đây chúng ta có được giải pháp cho từng loại đối tượng tác động để có thể giúp cải thiện tình hình này. Điều đó chắc chắn rất có ý nghĩa đối với khoa học, công nghệ, nó không chỉ gắn với ngành này, cấp kia.
Với quốc tế, rất nhiều bảng chỉ số, như chỉ số đổi mới sáng tạo, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh, v.v. chúng tôi chỉ nêu một ý là nó đặt ra một yêu cầu rất rõ ràng là sát cánh phối hợp các cấp ngành và nó thể hiện rõ đối với khoa học, công nghệ
Thứ hai là Kết luận 50 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau 5 năm triển khai Nghị quyết về khoa học công nghệ, chúng tôi cũng vui là đã sát với thực tế, có chuyển động mạnh và đúng hướng.
Trên tinh thần đó, rất nhiều số liệu cụ thể đã minh chứng cho chuyển dịch vừa rồi và không chỉ là của các ngành mà các tác động rất mạnh mẽ của 4 yếu tố nêu trên, từ số công bố quốc tế, số giao dịch công nghệ trên thị trường, số hợp đồng chuyển giao công nghệ tới tất cả các giá trị sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao. Nhiều việc khó như là lan tỏa và chuyển giao công nghệ từ FDI vào thực tiễn vừa rồi Chính phủ đã chỉ đạo và đặc biệt là sắp tới chúng tôi tin là với tinh thần của Nghị quyết 50 sẽ tác động rất là mạnh mẽ.
Đổi mới công nghệ, tăng cường sáng tạo, để giải quyết những khó khăn, bất cập
Nhìn vào thực tế của 2019 vừa rồi, chúng tôi cũng báo cáo hạn chế của giải pháp đã có đầy đủ trong Báo cáo 293 về toàn bộ những kết quả khoa học từ đầu kỳ đến nay và những đường nét cụ thể. Chúng tôi muốn báo cáo xuyên suốt về nội ngành, các cán bộ trong ngành sẽ quyết tâm và có đủ tất cả các giải pháp để quyết liệt với chặng đường này. Nhưng chúng tôi muốn báo cáo hai hạn chế và khó khăn lớn nhất mà chúng ta xin được cùng nhau chung sức giải quyết.
Quốc hội sáng 31/10. Ảnh: Quốc Khánh |
Thứ nhất, chúng ta thường nói là doanh nghiệp về nhu cầu tự thân cho đổi mới công nghệ và nhiều hoạt động khác còn nhiều hạn chế và thực sự là yếu. Tất cả các quốc gia khác từ thể chế kinh tế, đầu tư, thương mại và mọi yếu tố khác chúng ta cần phải xử lý, làm sao cho nó có hiện hữu đối với các tác động của khoa học công nghệ.
Theo Bộ trưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuẩn bị cụ thể tháng 12 tới có hội nghị chuyển dịch chính sách toàn quốc để thực sự thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và đổi mới công nghệ, hướng tới sáng tạo công nghệ do Thủ tướng chủ trì để làm sao giải quyết tất cả những vướng mắc về thể chế và chúng ta tập trung vào đối tượng quan trọng.
Thứ hai, đối với khoa học chúng ta đã đi một chặng đường rất xa và thấy sự chuyển động. Nhưng với tất cả các quốc gia khác nhau thì từ sản phẩm nghiên cứu, từ sản phẩm chuyển giao công nghệ không phải đơn giản như là xây viên gạch, bao cát, xi măng và chắc chắn nó đòi hỏi một phương pháp là chấp nhận rủi ro cho các hoạt động nghiên cứu này. “Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham mưu theo hướng như thế và mong muốn được sự ủng hộ của Quốc hội để có được sự đóng góp thực sự của khoa học cho phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo.” – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thể hiện sự quyết tâm.