Rừng nhiệt đới Amazon “chạm giới hạn không thể đảo ngược”
Thế giới - Ngày đăng : 21:46, 24/10/2019
Dự báo cho thấy rừng nhiệt đới sẽ xuống cấp thành một thảo nguyên khô hơn, thải ra hàng tỷ tấn cácbon vào khí quyển. Ảnh: Joao Laet / AFP / Getty |
Sau thời điểm này, rừng nhiệt đới sẽ ngừng sản xuất đủ mưa để tự duy trì và bắt đầu xuống cấp từ từ thành một thảo nguyên khô hơn, giải phóng hàng tỷ tấn cácbon vào khí quyển, làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu và ảnh hưởng đến thời tiết trên khắp Nam Mỹ.
Cảnh báo được đưa ra trong một bản tóm tắt chính sách được Monica de Bolle, một thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) ở Washington, D.C, Mỹ công bố.
Báo cáo đã gây ra tranh cãi giữa các nhà khoa học khí hậu. Một số người cho rằng “điểm tới hạn” vẫn còn từ 15 đến 20 năm, trong khi những người khác đánh giá cảnh báo phản ánh chính xác mối nguy hiểm mà sự nóng lên toàn cầu gây ra cho sự sống còn của Amazon.
Bà de Bolle, người cũng đề xuất giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay cho biết: “Rừng Amazon như một “kho hàng”, nên giống như bất cứ kho hàng nào, dùng nhiều sẽ hết, khiến nó cạn kiệt - rồi đột nhiên bạn không còn thêm chút nào nữa".
Theo Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil (INPE), nạn phá rừng vào tháng 8 năm nay cao hơn 222% so với cùng kỳ năm 2018. Nếu duy trì tốc độ gia tăng được INPE báo cáo trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay sẽ khiến Amazon “gần chạm điểm tới hạn nguy hiểm theo ước tính vào năm 2021… Ngoài ra, rừng nhiệt đới không còn có thể tạo ra đủ mưa để tự duy trì”, bà de Bolle cho hay.
Bà de Bolle cũng là Giám đốc chương trình nghiên cứu Mỹ Latinh tại Đại học Johns Hopkins, Mỹ. Tháng trước, bà đã có bài phát biểu trước Ủy ban Quốc hội Mỹ về bảo tồn Amazon.
Ông Carlos Nobre, một trong những nhà khoa học khí hậu hàng đầu Brazil, đồng thời là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu chất lượng cao của Đại học São Paulo đã đặt câu hỏi cho tính toán của mình rằng ước tính phá rừng sẽ tăng gấp bốn lần so với ước tính gần 18.000 km2 trong năm nay lên gần 70.000 km2 vào năm 2021.
“Có vẻ như rất khó đối với tôi - gia tăng nạn phá rừng được dự báo là một tính toán về kinh tế hơn là sinh thái. Chúng ta đang chứng kiến nạn phá rừng gia tăng và tôi không nghi ngờ về điều này”, ông Nobre chia sẻ.
Năm ngoái, trong một bài báo của nhà sinh học bảo tồn nổi tiếng người Mỹ, Thomas Lovejoy, Nobre cho rằng điểm tới hạn của Amazon có thể xảy ra ở phía Đông, phía Nam và phía Trung Amazon khi mà rừng nhiệt đới đã bị phá hủy từ 20-25% - không như dự báo trong vòng 20-25 năm. Kể từ đó, ông đã đưa ra dự đoán của mình trong khoảng 5 năm.
“17% rừng Amazon đã bị tàn phá, vì vậy nếu tính theo tỷ lệ phá rừng hiện tại, con số 20-25% này đạt được sau 15-20 năm. Tôi hy vọng cô ấy sai. Vì nếu điều cô ấy nói là đúng, nó sẽ là ngày tận thế” – ông Norbe cho biết.
Theo Lovejoy - Giáo sư tại Đại học George Mason ở Fairfax, Virginia, dự báo của de Bolle có thể trở thành sự thật bởi vì sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng tăng cao và sự gia tăng các đám cháy rừng Amazon đã tạo ra “sức mạnh tổng hợp theo chiều hướng tiêu cực”, dẫn đến hạn hán những năm gần đây như một dấu hiệu cảnh báo. Điều duy nhất cần làm là thực hiện một số hoạt động trồng lại rừng và tái thiết lập biên độ an toàn.
Trong số các cam kết khác theo Hiệp định Paris được ký bởi Cựu Tổng thống Dilma Rousseff, Brazil đã ký cam kết đồng ý trồng lại 12 triệu ha và chấm dứt nạn phá rừng bất hợp pháp vào năm 2030.
Claudio Angelo thuộc Đài quan sát khí hậu Brazil cho rằng các tính toán của de Bolle là quá bi quan, nhưng đánh giá cao những gợi ý khác của cô.
Những gợi ý bao gồm việc mở rộng quỹ Amazon, nơi tài trợ cho các dự án quản lý rừng nhiệt đới bền vững bao gồm Mỹ và các quốc gia khác để Brazil sẽ không phải tự chi trả cho việc bảo vệ rừng nhiệt đới. Quỹ Amazon hiện được tài trợ bởi Na Uy và Đức, nhưng cả hai quốc gia đã đình chỉ thanh toán vào tháng 8.
De Bolle cho biết Brazil nên ban hành lại một nghị quyết có thể khiến tín dụng nông thôn được tài trợ bởi các ngân hàng công cộng chứng phụ thuộc vào người cho vay để minh rằng họ tuân thủ luật pháp về môi trường và các luật khác.