Đô thị Mỹ Tho – đối mặt với thực trạng nước dưới đất nhiễm mặn

Thời sự - Ngày đăng : 10:47, 23/06/2019

Cụ thể: Tầng chứa nước n22 bị nhiễm mặn với diện tích 59,9km2. Tầng chứa nước n21 bị nhiễm mặn với diện tích 21,5km2. Tầng chứa nước n13 bị nhiễm mặn với diện tích 14,17km2. Khu vực phía Đông Nam vùng nghiên cứu (gồm thị trấn Chợ Gạo, xã Xuân Đông, Hòa Định thuộc huyện Chợ Gạo) nước dưới đất tại các tầng chứa nước chính (n22, n21 và n13) đã bị mặn hoàn toàn. Nước dưới đất trong tầng n22 tại khu vực phần phía Đông trung tâm thành phố Mỹ Tho đã cơ bản bị mặn phần lớn diện tích.

(TN&MT) - Tại báo cáo Giai đoạn I của Đề án Bảo vệ nước dưới đất tại các đô thị lớn, Trung tâm QH&ĐTTNNQG cũng chỉ ra việc đô thị đang phải đối mặt với thực trạng nước dưới đất bị nhiễm mặn.

my tho
Đô thị Mỹ Tho. Ảnh Internet

Khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước ở mức trung bình ở phần lớn diện tích tầng chứa nước (chiếm 77% diện tích), chỉ có 1 số vùng, khu vực dạng dải có khả năng tự bảo vệ thấp và một số vùng rất nhỏ (tầng n21) có khả năng bảo vệ thấp. Tuy nhiên khả năng tự bảo vệ ở đây được đánh giá chủ yếu dựa vào tiêu chí độ chênh áp của tầng liền kề là chủ yếu, trong khi đó các TCN này nằm sâu bên dưới và giữa các TCN hầu như không có cửa sổ ĐCTV nên dù có khả năng bảo vệ thấp theo tiêu chí này thì mức độ nguy hại hầu như

Hiện nay, tổng lượng khai thác nước dưới đất là 58.427m3/ngày với 5.003 công trình khai thác. Trong đó, loại hình khai thác nước tập trung khoảng 25.975m3/ngày với 66 công trình; khai thác đơn lẻ khoảng 30.648m3/ngày với 427 công trình và khai thác nông thôn khoảng 1.804m3/ngày với 4.510 công trình. Kết quả điều tra và đánh giá cho thấy chưa xuất hiện vùng cạn kiệt NDĐ, chỉ có vùng nguy cơ cạn kiệt với tốc độ hạ thấp mực nước >0,3 m/năm. Với tiêu chí này toàn vùng nghiên cứu có nguy cơ cạn kiệt cho cả ba tầng chứa nước chính.

Trên phạm vi đô thị có ít nguồn thải gây nguy cơ ô nhiễm cho nước dưới đất, các TCN chính cần bảo vệ nằm khá sâu, bị phủ bởi nhiều TCN nằm trên nên hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn  nguồn gây bẩn trên mặt. Do đó, nội dung nghiên cứu ô nhiễm NDĐ từ nguồn thải không thiết kế trong Đề án do các TCN cần bảo vệ ở đô thị phân bố rất sâu.

 

Trên phạm vi đô thị có 7 tầng chứa nước, trong đó có 2 tầng chứa nước chính cần được bảo vệ bao gồm: Pliocen giữa (n22); Pliocen dưới (n21) và 1 tầng chứa nước triển vọng Miocen trên (n13). Tổng tiềm năng tài nguyên nước dưới đất là 791.119m3/ng, trong đó phần nước nhạt là 709.594m3/ngày, phần nước mặn là 81.525m3/ngày. Trữ lượng có thể khai thác phần nước nhạt là 279.809m3/ngày. Chất lượng nước cơ bản có thể đáp ứng tốt cho các mục đích ăn uống sinh hoạt và sản xuất, một số khu vực trong các tầng chứa nước chính cần bảo vệ có hàm lượng sắt, Clo vượt so với giới hạn cho phép.

 

Đô thị Mỹ Tho được đề xuất các giải pháp bảo vệ cụ thể từng vùng. Cụ thể,Đề án đã tính toán xác định phạm vi từng đới bảo vệ công trình đối với toàn bộ các công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng trên 1.000m3/ngày đêm của các nhà máy nước, trạm cấp nước lớn. Theo đó trên phạm vi đô thị có 3 nhà máy nước, trạm cấp nước lớn với tổng số 3 công trình đã được tính toán, xác định phạm vi từng đới bảo vệ công trình.

Trên phạm vi đô thị có 22 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất chủ yếu tại một số khu vực thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và thị trấn Tân Hiệp huyện Châu Thành. Tầng chứa nước hạn chế khai thác là n22; n21 và n13.

Theo báo cáo của Đề án, đến năm 2020, đô thị nên khai thác nước dưới đất 61.267m3/ngày, trong đó tận dụng các giếng khoan hiện trạng hiện có. Khai thác bổ sung thêm là 2.888m3/ngày tại khu vực dân cư nông thôn. Trong đó khu vực TP Mỹ Tho là 20.760 m3/ngày, vùng phụ cận thuộc huyện Châu Thành 16.746 m3/ngày, vùng phụ cận thuộc huyện Chợ Gạo 23.746 m3/ngày. Đến năm 2025, khai thác khoảng 62.557m3/ngày. Khai thác bổ sung thêm 5.178m3/ngày tại các khu vực dân cư nông thôn. Trong đó khu vực TP Mỹ Tho là 21.260 m3/ngày, vùng phụ cận thuộc huyện Châu Thành 17.616 m3/ngày, vùng phụ cận thuộc huyện Chợ Gạo 24.684 m3/ngày. Đến năm 2030, khai thác nước dưới đất khoảng 65.848m3/ngày. Khai thác bổ sung thêm 7.469m3/ngày tại các khu vực dân cư nông thôn. Trong đó khu vực TP Mỹ Tho là 22.060 m3/ngày, vùng phụ cận thuộc huyện Châu Thành 18.187 m3/ngày, vùng phụ cận thuộc huyện Chợ Gạo 25.601 m3/ngày.

Trên phạm vi toàn đô thị hiện nay chưa có công trình quan trắc thuộc mạng quan trắc quốc gia; 11 công trình thuộc mạng quan trắc địa phương và Đề án đã thi công 2 công trình đưa vào quan trắc. Theo quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia, đô thị được bổ sung thêm 7 công trình và địa phương đã phê duyệt 11 công trình. Toàn bộ các công trình được phê duyệt, quy hoạch đến nay chưa được đầu tư xây dựng. Ngoài ra, để hoàn chỉnh mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất đô thị, Đề án đã thiết kế bổ sung 14 công trình quan trắc. Như vậy, mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất đô thị Mỹ Tho hoàn chỉnh bao gồm 13 công trình đã có và cần xây dựng bổ sung thêm 32 công trình quan trắc nước dưới đất.

Về bổ sung nhân to cho nước dưới đất, dự kiến thực hiện tại khu vực Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang (xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Tầng chứa nước bổ sung là tầng Pliocen giữa (n22). Kết quả tính toán cho thấy mô hình này có thể bổ cập 576m3/ngày/LK, cần thiết phải xây dựng 18 lỗ khoan thu gom nước đảm bảo hấp thu hết lượng nước mưa lớn nhất trong 1 ngày (tức là lượng nước mưa có thể thu gom lớn nhất là 10.744m3/ngày).

Xuân Phương