Sau sai sót, bờ kè Kinh thành Huế được khắc phục ra sao?
Tiếng dân - Ngày đăng : 17:44, 26/08/2019
(TN&MT) - Bờ kè Hộ thành hào (thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị hạ giải, sử dụng xe múc đào bới nền móng và thay bằng bờ kè mới đã gây xôn xao dư luận. Đơn vị thi công đã nhận sai sót, những ngày này đang khắc phục bằng cách tu bổ phục hồi thí điểm theo kỹ thuật truyền thống trên nền móng đã được gia cường...
Hộ thành hào là hào nước bao bọc quanh Kinh thành Huế được triều Nguyễn xây dựng từ năm 1832. Công trình được đắp bằng đá núi (đá gan gà) theo kỹ thuật xếp đá khan không sử dụng vữa kết dính. Sau gần 200 năm tồn tại cùng Kinh thành Huế, Hộ thành hào dần xuống cấp Trong thời gian mới tu bổ chỉ tầm 1 km bờ kè Hộ thành hào từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài (Kinh thành Huế) vào tháng 4 vừa rồi, dư luận đã bức xúc cho rằng đơn vị thi công là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đưa các phương tiện cơ giới phá bờ kè gốc của hào nước sau đó xây kè gần như mới Qua quan sát từ xa của PV, một bờ kè hình thang gần như mới được xây dựng bằng đá granit, vữa xi măng, phần chân móng đúc bằng bê tông cốt thép, phần mặt ngoài kè là hình ảnh những viên đá gan gà nguyên gốc xen lẫn với đá mới Sau đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ VHTT&DL nghiên cứu nội dung về việc tu bổ Hộ thành hào, báo cáo với Thủ tướng. Đơn vị thi công đã thừa nhận sai sót, thống nhất kế hoạch, biện pháp khắc phục cụ thể Cụ thể, đối với đoạn kè đã thi công, từ ngày 4/7 thì đơn vị thi công đã tiến hành nạo vét lòng hào kết hợp tìm kiếm, trục vớt thu hồi các viên đá cũ còn rơi rớt, sót lại để tái sử dụng theo yêu cầu; khắc phục thiếu sót trong việc thi công mặt ngoài kè đá bằng cách thay thế tối đa bằng đá cũ tại những vị trí chưa đúng với hồ sơ thiết kế được duyệt Đến hiện tại, do công việc thực hiện gặp nhiều khó khăn trở ngại nên Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có công văn xin được kéo dài thời gian thực hiện thêm 60 ngày để hoàn chỉnh “Trong quá trình làm có một số khó khăn như khí hậu, thợ khan hiến, mặt bằng là hào sâu nên khó khăn trong việc vớt và di chuyển đá gan gà,... Đồng thời, quá trình thi công đã sử dụng xi măng mác cao nên dẫn đến khó khăn trong việc tháo dỡ đá mới để thay thế bằng đá cũ”, ông Phan Văn Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lý giải Sự khác nhau rõ rệt giữa làm mới (ảnh dưới) và kỹ thuật truyền thống (ảnh trên). Hiện kỹ thuật truyền thống đang được thực hiện trong những ngày vừa qua Trong quá trình thực hiện sẽ có giải pháp thu hồi tối đa lượng đá cũ, giữ lại tối đa các đoạn kè nguyên gốc đảm bảo đủ kích thước, ổn định và khả năng chịu lực để bảo tồn tu bổ nguyên trạng... Đối với đoạn kè chưa thi công, các đơn vị liên quan sẽ khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng các đoạn còn lại của mặt Nam Kinh thành Huế (khoảng 1140 m), tiến hành phân loại mức độ hư hỏng và chất lượng còn lại để xác định giải pháp tu bổ phục hồi theo ý kiến của Cục Di sản văn hóa và các cơ quan thẩm định, phê duyệt... (Ảnh chụp ngày 22/8)