Nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 17:33, 28/11/2018

(TN&MT) – Đơn vị của tôi đang được giao lập hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và hồ sơ kế hoạch bảo vệ rừng. Xin hỏi, hai loại hồ sơ này gồm có những tài liệu nào? Nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gồm những gì?

Trả lời

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Căn cứ theo Mục II Thông tư số 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng gồm có những tài liệu sau đây:

– Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

– Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp có thẩm quyền.

– Hệ thống bản đồ gồm có:

+ Bản đồ hiện trạng rừng (bản in trên giấy và bản đồ số hóa);

+ Bản đồ quy hoạch ba loại rừng (bản in trên giấy và bản đồ số hóa) (nếu chưa có).

Bản đồ được xây dựng trên nền hệ tọa độ VN 2000 và có tỷ lệ: đối với cấp tỉnh là 1/100.000; cấp huyện: 1/50.000; cấp xã: 1/10.000.

– Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhân dân và trình cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch.

Trên đây là nội dung trả lời về quy định hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại thông tư số 05/2008/TT-BNN.

rung
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Hồ sơ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

- Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (gồm báo cáo và các bảng biểu);

- Quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp có thẩm quyền.

- Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhân nhân và trình cấp có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch.

Nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại Khoản 2 Mục II Phần 2 Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành với nội dung như sau:

Huyện là đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch đồng thời với việc tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch từ các xã và các đơn vị cơ sở thuộc huyện; Nội dung xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp trên toàn địa bàn và chi tiết đến các xã và các đơn vị cơ sở lâm nghiệp trong huyện. Nội dung cụ thể như sau:

- Phân tích, đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, gồm:

+ Mô tả hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, nêu rõ diễn biến về rừng và đất lâm nghiệp trong thời gian vừa qua, tiềm năng phát triển rừng và khai thác, chế biến lâm sản.

+ Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng kỳ trước. Phân tích kết quả đạt được trong bảo vệ và phát triển rừng, nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Phân tích và xác định các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong kỳ kế hoạch.

Kế hoạch hàng năm được xác định cụ thể đến từng đơn vị và được cân đối cụ thể, nhất là về khả năng đầu tư và diện tích đất cụ thể cho các hoạt động lâm sinh;

Kế hoạch 5 năm được xác định rõ tiến độ hàng năm cho từng loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất và có thể được xác định đến các xã, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn của huyện.

Tất cả các chỉ tiêu trên được xác định và tổng hợp vào các biểu được hướng dẫn tại mục II, Phần III Thông tư 05/2008/TT-BNN.

Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện gồm:

+ Bảo vệ rừng hiện có theo 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất, trong đó xác định diện tích rừng do các chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương tự bảo vệ và số diện tích rừng được Nhà nước hỗ trợ bảo vệ. Trong kế hoạch 5 năm, kế hoạch bảo vệ rừng được xác định cụ thể cho từng năm.

 Khoanh nuôi tái sinh rừng:

+ Khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung theo 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất;

+Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung theo 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất;

+ Trồng rừng theo 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; Trong đó nêu rõ rừng trồng mới, rừng trồng lại sau khai thác, rừng trồng trong cải tạo rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo kiệt.

+ Xác định tổng nhu cầu từng loại cây con cho trồng từng loại rừng trên địa bàn và khả năng cung ứng tại địa phương;

+ Cải tạo rừng sản xuất.

+ Khai thác rừng, trong đó khai thác chính rừng sản xuất (rừng tự nhiên và rừng trồng), khai thác tận dụng rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Trong khai thác có:

+ Khai thác gỗ, gồm cả củi, nguyên liệu giấy từ gỗ …;

+Khai thác lâm sản ngoài gỗ: tre nứa kể cả nguyên liệu giấy, song mây, nhựa thông, dược liệu …

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: làm đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa, các công trình bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, vườn ươm cây giống lâm nghiệp...

Ngoài những chỉ tiêu bảo vệ phát triển rừng như cấp xã, cấp huyện cụ thể hóa thêm chỉ tiêu về giao đất giao rừng, về khuyến lâm, chỉ tiêu của các dự án bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện như Dự án 661 (phân bổ đến từng cơ sở xã, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn), cụ thể hóa kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước, kế hoạch tín dụng cho vay cho bảo vệ và phát triển rừng...

Việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch của cấp huyện chủ yếu căn cứ vào thực trạng rừng và tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, với những chỉ tiêu kế hoạch có liên quan đến nguồn lực đầu tư của Nhà nước thì còn phải căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ nguồn lực hay chỉ tiêu kế hoạch (số kiểm tra) của cấp tỉnh.

- Xác định các giải pháp thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu như:

+ Giải pháp tổ chức; giao đất giao rừng;

+ Chuyển giao công nghệ;

+ Đào tạo nguồn nhân lực;

+ Huy động vốn;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng …

- Xây dựng dự thảo báo cáo và hệ thống biểu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung thực hiện theo Mẫu 02/BCKH và biểu được hướng dẫn tại Phần IV của Phụ lục kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BNN.