Hỏi: Quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2003
Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 00:00, 26/08/2013
Trả lời:
<_o3a_p>
Quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2003 đã được Điều 4 Nghị định 181/2004 đã cụ thể hoá luận đề trên như sau:<_o3a_p>
"Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà nhà nước đã giao cho người sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau:<_o3a_p>
a. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc, chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam.<_o3a_p>
b. Miền Nam hiến tặng cho nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân.<_o3a_p>
c. Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao.<_o3a_p>
d. Đất thổ cư mà nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở, đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang, ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất.<_o3a_p>
đ. Đất đã chia cho người khác khi hưởng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.<_o3a_p>
Luận đề trên vừa mang tính nguyên tắc vừa mang tính định hướng. Quy định này là cơ sở pháp lý khẳng định nhà nước ta là chủ thể duy nhất có quyền định đoạt đối với đất đai.<_o3a_p>
- Đồng thời nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.<_o3a_p>
+ Thứ nhất: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về các tranh chấp quyền sử dụng mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức cần thiết để giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay.<_o3a_p>
+ Thứ hai: Quy định trên là cơ sở để nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận việc đòi lại đất không nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp làm cho nhà nước có thể quản lý hiệu quả mà sự thay đổi về chủ sử dụng đất sẽ làm cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người và sức của.<_o3a_p>
+ Thứ ba: Quy trình này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quy định như vậy nhằm cụ thể chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ quyền lực của người sử dụng đất. Tuy nhiên quy định trên cũng có những điểm hạn chế riêng về tính lịch sử của đất đai, về chính sách người có công với cách mạng. Do đó, nhà nước cần bổ sung thêm một số văn bản mới về các vấn đề này để phát huy hiệu quả của công tác quản lý đất đai của Nhà nước.<_o3a_p>
Tất nhiên quy định trên cũng có những điển hạn chế riêng: Về tính lịch sử của đất đai, về chính sách người có công với cách mạng. Thiết nghĩ, sự bổ sung một số văn bản về các vấn đề này sẽ có thể phát huy hết tác dụng vai trò của Luận đề đã nêu.<_o3a_p>
Báo TN&MT<_o3a_p>