Nguy cơ suy thoái nước từ việc sử dụng nước dưới đất không kiểm soát
Thế giới - Ngày đăng : 09:46, 28/05/2019
Nền nông nghiệp tưới tiêu tại Châu thổ sông Nile có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế của Ai Cập. Nông nghiệp cung cấp việc làm cho hơn 2 triệu người, và khoảng 65% bề mặt tưới tiêu của quốc gia này được tập trung tại đây (Molle và cộng sự 2016). Mặc dù nước tưới tiêu được lấy chủ yếu từ sông Nile, việc sử dụng nước dưới đất cũng đang tăng lên. Số lượng các giếng đăng ký đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong khi chỉ hơn 32.000 giếng được đăng ký chính thức năm 2016, ước tính số giếng khai thác trong thực tế lên tới 73.000 giếng (Molle và cộng sự 2016).
Đặc biệt khi lượng cung nước mặt giảm, số lượng nông dân sử dụng nước dưới đất tăng lên (El-Agha và cộng sự 2017). Những ghi nhận về lịch sử khai thác cho thấy có sự gia tăng liên tục về lưu lượng khai thác trong khoảng từ 1981 đến 2010.
Châu thổ sông Nile có một hệ thống tầng chứa nước lớn bao gồm các trầm tích bở rời (Leaven 1991). Nguy cơ xâm nhập mặn từ nước biển và xâm nhập mặn do quá trình nâng phễu của nước mặn sâu làm hạn chế lượng nước nhạt có thể khai thác.
Tuy vậy, việc sử dụng nước dưới đất tại Châu thổ sông Nile phần lớn không được kiểm soát. Mặc dù quy trình cấp phép xây dựng giếng đã được ban hành, nhiều nông dân vẫn không có ý thức về các thủ tục này, việc đăng ký giếng nông nghiệp do vậy vẫn còn là một ngoại lệ (El-Agha và cộng sự 2017).
Các hậu quả do thiếu số liệu quan trắc nước dưới đất nên nhiều mô hình khái niệm về tầng chứa nước đã được đề xuất, điều này cản trở việc phát triển một khái niệm quản lý nước dưới đất bền vững. Một số cho rằng có một khối nước biển đang xâm nhập sâu vào đất liền với bán kính 100km từ bờ biển Địa Trung Hải (chẳng hạn Sherif và cộng sự 2012), một số khác khẳng định tồn tại một số khối nước dưới đất mặn rời rạc có nguồn gốc khác nhau (Kooi và Groen 2003). Các hình này mô tả hai mô hình khái niệm đối lập nhau của cùng một hệ thống. Mặc dù hướng của các mặt cắt này khác nhau (bắc-nam và đông-tây), chúng thể hiện một cách rõ ràng những hiểu biết khác nhau từ những nhà nghiên cứu khác nhau về cùng một hệ thống.
Sự bất đồng như vậy rõ ràng là một vấn đề, vì chỉ khi có được một sự hiểu biết đúng đắn về hệ thống tầng chứa nước mới có thể hình thành nên tiền đề cho quản lý hiệu quả. Hơn nữa, nếu không một cơ sở dữ liệu tin cậy thì những kịch bản dự đoán về tương lai phát triển của nước ngầm dựa vào mô hình toán sẽ không đáng tin cậy. Nguy cơ suy thoái nghiêm trọng đối với tài nguyên nước nhạt là hiện hữu nếu tiếp tục khai thác nước dưới đất thiếu kiểm soát.