Hợp tác chống biến đổi khí hậu ở châu Á
Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 16/09/2016
Hiện nay, sự thay đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt. Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà khoa học nhận định rằng, cần phải hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống 2 độc C trong thế kỷ tới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại hành tinh của chúng ta vẫn còn trên quỹ đạo trải nghiệm tăng 3 độ C.
Sự gia tăng nhiệt độ như vậy khiến cho hiện tượng nước biển dâng, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt ngày càng tăng cao. Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2013, đến năm 2050, 5 tỷ người có thể phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, và cuộc cạnh tranh cao về các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể dẫn đến bạo lực và bất ổn.
Trong đó, khu vực Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Dễ bị tổn thương nhất là những người nghèo sống ở vùng đồng bằng sông trũng thấp của Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc. Bốn trong số 10 quốc gia có lượng carbon thải ra nhiều hàng đầu thế giới đến từ châu Á. Không những thế, khu vực này còn chịu trách nhiệm cho 35% lượng khí thải carbon đi–ô -xít trên toàn thế giới, tăng mạnh so với mức 17% vào năm 1990.
Bà Aban Marker Kabraji, Giám đốc khu vực châu Á của IUCN |
Khu vực châu Á cũng là một trong số những nơi dễ bị thiên tai đi kèm với suy thoái môi trường. Nếu tốc độ tăng của CO2 vẫn tiếp tục xu hướng hiện nay, số lượng các thảm họa ở Indonesia, Thái Lan và Philippines dự kiến sẽ tăng lên. Đó là hệ quả ngày càng rõ rang của sự phát triển nhanh chóng của châu Á - với 40% sản lượng kinh tế toàn cầu và 2/3 của tăng trưởng toàn cầu.
Mặt khác, các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn và rừng bị mất ở châu Á là một trong những nơi cao nhất thế giới. Theo ước tính, 95% các rạn san hô ở khu vực Đông Nam Á có nguy cơ, hơn 1.400 loài thực vật và động vật trong khu vực có nguy cơ cao.
Với việc áp dụng Hiệp định khí hậu Paris (tháng 12/2015) và Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 (tháng 9/2015) - trong đó bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) - thế giới đã đi đến một sự đồng thuận về sự cần thiết phải hạn chế lượng khí thải và sự gia tăng nhiệt độ.
Hiệp định Paris đã thiết lập một mục tiêu dài hạn để giữ sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ C và theo đuổi những nỗ lực để hạn chế nó đến 1,5 ° C. Và mục tiêu phát triển bền vững đã thiết lập một tiền lệ cho toàn thế giới hướng tới một tương lai bền vững hơn. Để đạt được điều này, châu Á cần phải giảm lượng khí thải, đồng thời tăng cường năng lực giải quyết các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Ảnh minh họa |
Theo bà Aban Marker Kabraji, Giám đốc khu vực châu Á của IUCN, những giải pháp dựa vào thiên nhiên có thể giúp giải quyết một số thách thức lớn nhất, giúp bảo vệ môi trường và cung cấp nhiều lợi ích kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như, rừng ngập mặn là tài sản quan trọng trong cuộc chiến giảm lượng khí thải carbon vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí CO2. Rừng ngập mặn cho tương lai, một sáng kiến đối tác được đồng chủ trì bởi IUCN - UNDP và thực hiện tại Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Seychelles, Sri Lanka, Thái Lan, Bangladesh, Campuchia, Myanmar, Pakistan và Việt Namđã chứng minh những gì có thể làm.
Bằng cách xây dựng một nền tảng hợp tác cho nhiều bên liên quan làm việc cùng nhau tại địa phương, quốc gia và khu vực; thúc đẩy đầu tư vào các hệ sinh thái ven biển như một hình thức của cơ sở hạ tầng tự nhiên, Rừng ngập mặn cho tương lai đã chỉ ra rằng các giải pháp dựa vào thiên nhiên hiệu quả có thể hỗ trợ phát triển bền vững.
Cả hai khu vực công cộng và khu vực tư nhân đang trở nên dễ tiếp nhận giải pháp dựa vào thiên nhiên toàn diện. Đặc biệt, khu vực tư nhân cần sử dụng cơ sở hạ tầng của tự nhiên một cách bền vững trong hoạt động kinh doanh của họ. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên còn có thể tạo ra việc làm mới và tăng trưởng kinh tế.
Tại Hội nghị Bảo tồn thế giới 2016 diễn ra ở Hawaii, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ đã làm việc với các chuyên gia bảo tồn xung quanh những giải pháp dựa vào thiên nhiên; thảo luận về cách tăng cường khả năng phục hồi của con người và thiên nhiên. Để giành chiến thắng trong cuộc đua chống lại thời gian, tất cả các lĩnh vực của xã hội cần phải hội tụ và đi trên con đường của mô hình mới này - làm việc với thiên nhiên và không chống lại nó - trở thành con đường tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tuyết Chinh