Các thành phố trên thế giới cùng nhau giải quyết ô nhiễm
Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 19/05/2016
Delhi đã cấm tất cả các xe sử dụng động cơ diesel, xe taxi và xe SUV, đồng thời thử nghiệm lệnh cấm các xe biển chẵn - lẻ xen kẽ. Ảnh: Tsering Topgyal / AP |
Paris (Pháp)
Paris cấm xe ô tô lưu thông ở nhiều quận trung tâm lịch sử vào cuối tuần, ban hành lệnh cấm chẵn lẻ đối với các phương tiện, khuyên người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích các chương trình chia sẻ ô tô và xe đạp.
Delhi (Ấn Độ)
Delhi (Ấn Độ) đã thử nghiệm lệnh cấm luân phiên với ô tô mang biển số lẻ và biển số chẵn và hiện đang khuyến khích các xe buýt nhỏ hoạt động theo kiểu Uber. Các thành phố khác cũng đang cân nhắc lệnh cấm diesel là Dublin (Ireland) và Brussels (Bỉ).
Hà Lan
Các chính trị gia muốn cấm bán tất cả các xe ô tô sử dụng xăng và dầu diesel từ năm 2025 và chỉ cho phép xe điện hoặc xe chạy bằng nhiên liệu khí hydro hoạt động. Luật mới này được đề xuất sẽ cho phép bất cứ ai đã sở hữu một chiếc xe xăng hoặc diesel tiếp tục sử dụng nó. Tuy nhiên, hầu hết các thành phố khuyến khích sử dụng xe đạp.
Freiburg (Đức)
Freiburg có 500 km tuyến đường xe đạp, xe điện và một hệ thống giao thông công cộng giá rẻ và hiệu quả. Vùng ngoại ô Vauban cấm mọi người đến công viên gần nhà của họ và yêu cầu chủ sở hữu ô tô trả 18 nghìn Euro cho một không gian ngay phía rìa thị trấn. Đổi lại cuộc sống không có xe lưu thông, người dân được cung cấp nhà ở giá rẻ, phương tiện giao thông công cộng miễn phí và không gian xe đạp phong phú.
Copenhagen (Đan Mạch)
Copenhagen ưu tiên xe đạp hơn ô tô và hiện có nhiều xe đạp hơn con người. Thành phố này tính toán rằng đi xe đạp trong một dặm mang lại giá trị 0,42 USD cho xã hội, trong khi một dặm đi bằng xe hơi làm mất 0,20 USD. Các khu vực lớn của thủ đô Đan Mạch đã “đóng cửa” các phương tiện trong nhiều thập kỷ và thành phố đặt mục tiêu trở thành "thành phố cácbon trung tính" vào năm 2025.
Oslo (Na Uy)
Oslo của Na Uy có kế hoạch cắt giảm một nửa lượng phát thải vào năm 2020 và đề xuất một khu vực rộng lớn không sử dụng ô tô, 40 dặm làn đường xe đạp mới, phí tắc nghẽn cao - một khoản phí vào giờ cao điểm dành cho người lái xe, và loại bỏ nhiều bãi đậu xe.
Helsinki (Phần Lan)
Helsinki, thủ đô của Phần Lan có kế hoạch giảm đáng kể số lượng xe trên đường phố bằng cách đầu tư hệ thống giao thông công cộng tốt hơn, ban hành phí đỗ xe cao hơn, khuyến khích xe đạp và đi bộ và chuyển đổi các đường vành đai nội thành thành các khu vực dân cư và đi bộ. Ý tưởng này nhằm giúp phương tiện giao thông công cộng của thành phố ngày càng tốt hơn đến mức không ai muốn đi xe ô tô vào năm 2050.
Zurich (Thụy Sỹ)
Zurich đã giới hạn số lượng bãi đậu xe trong thành phố, chỉ cho phép số lượng xe nhất định vào thành phố tại một thời điểm cụ thể và đang xây dựng nhiều khu vực miễn phí xe, trung tâm mua sắm, tuyến tàu điện và đường bộ hành. Kết quả là đã giảm đáng kể ùn tắc giao thông và giảm thiểu ô nhiễm.
Curitiba (Brazil)
Nằm ở phía Nam của Brazil, với dân số 2 triệu người, Curitiba có một trong những hệ thống xe buýt lớn nhất nhưng người dùng phải trả chi phí thấp nhất trên thế giới. Gần 70% người dân của thành phố đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng, giúp giảm thiểu ô nhiễm.
Bangalore (Ấn Độ)
Bangalore, thành phố của Ấn Độ đang chuyển đổi nhiên liệu của 6.000 xe buýt sang khí nén tự nhiên và không khuyến khích sử dụng xe ô tô. Cho đến nay, thành phố đã giảm khoảng 20% mức độ ô nhiễm giao thông trong một vài năm và là một trong 4 thành phố đã từng sử dụng xe hơi nhưng hiện đã chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian