Những hình ảnh về cuộc khủng hoảng nước toàn cầu
Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 24/03/2016
(TN&MT) - Những hình ảnh của Mustafah Abdulaziz cho thấy các cộng đồng ở Nigeria, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Brazil đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng nước sạch.
Những câu chuyện về nước, được tạo ra dưới sự hợp tác của Water Aid, WWF, Earthwatch và Chương trình Nước HSBC tại The Scoop, London cho đến ngày 10/4.Đập Tam Hiệp, Trung Quốc
Các dự án thủy điện đã có một tác động rất lớn đối với dòng sông Dương Tử. Với chiều cao 185m và rộng 3,035m, đập Tam Hiệp được thiết kế để kiểm soát lũ, phát điện và hỗ trợ chuyển hướng, nhưng đập đã làm đảo lộn dòng chảy tự nhiên của dòng sông Dương Tử. Điều này yêu cầu các nhà điều hành của đập đảm bảo đủ nước xả tại thời điểm quan trọng, qua đó khôi phục lại mạch tự nhiên của dòng sông và hỗ trợ nhu cầu của động vật hoang dã ở hạ lưu. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WWF-UK |
Talib Lashari, Pakistan
Để đề phòng thủy triều, ngư dân chuẩn bị lưới và ra khơi để đánh bắt cá xa bờ. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Sông Benue, Nigeria
Vào mùa tương đối lạnh với những cơn gió khô và những đám mây bụi (được gọi là Harmattan), sông Benue, một nhánh lớn của sông Niger trở nên gần như hoàn toàn khô. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Khu ổ chuột Rakhi Mandi ở Kanpur, Ấn Độ
Ông Raju, 45 tuổi, người có con gái bị chết do uống nước không an toàn. “Con gái tôi bị ốm trong đêm, tôi đã đưa con bé đến khám bác sĩ vào buổi sáng nhưng cuối cùng vẫn không cứu được” – ông Raju cho biết. Mỗi năm, ở Ấn Độ, có hơn 140.000 trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy, nguyên nhấn chính thường là do thiếu nước sạch để rửa tay. Ngoài ra, sự thiếu thốn các nhà vệ sinh càng làm gia tăng con số này bởi người dân đi vệ sinh trực tiếp trên mặt đất, gây ô nhiễm nguồn nước và lây lan bệnh. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Sahib Lashari, Thatta, Pakistan
Một cụ già sống trong gia đình không có nhà vệ sinh và các cơ sở vật chất liên quan đến nước đang chăm sóc bé Shahbaz 4 tháng tuổi. Em bé này đang bị tiêu chảy và ói mửa. Tại Pakistan, hơn 40.000 trẻ em chết mỗi năm vì tiêu chảy do không có nước an toàn để sử dụng và thiếu nhà vệ sinh cơ bản. Trên thế giới, tiêu chảy là kẻ giết người lớn thứ hai đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Đánh bắt tôm, Hồ Hồng, Trung Quốc
Do chạy theo các kết quả đầu ra cao và lợi ích kinh tế, nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Điều này đã dẫn đến một số vấn đề về an ninh môi trường và thực phẩm. Với sự hỗ trợ của các đối tác địa phương, WWF đang làm việc với chính phủ các nước, các nhà khoa học và cộng đồng để ủng hộ cho ngành thủy sản và thay đổi mô hình trang trại cá. Từ năm 2002, WWF đã cho phép 144.000 người áp dụng phương pháp đánh bắt và nuôi trồng bền vững hơn để giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện an ninh lương thực và sinh kế. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WWF-UK |
Dòng Ponte Baixa ở São Paulo, Brazil
Khi số lượng nước có sẵn giảm, sự hiểu biết của con người tác động đến chất lượng nước càng trở nên quan trọng hơn. Thiếu cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải nghèo nàn là tình trạng phổ biến ở các vùng đô thị ở Brazil. Điều này dẫ đến nguồn nước của São Paulo có nguy cơ mất cân bằng sinh thái và gây nguy hại tới sức khỏe con người. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WWF-UK |
Bewatoo, Pakistan
Hình ảnh những người phụ nữ kéo nước từ 1 cái giếng ở sa mạc Thar, nơi nhiệt độ dao động trong khoảng từ 48 – 50 độ C vào những ngày hè. Với mức nước ngầm cực thấp và hạn hán tiếp tục diễn ra, đôi khi nước được kéo từ độ sâu 200ft. “Hành trình lấy nước có thể mất tới 3 giờ đồng hồ, do đó, nhiều phụ nữ trên đường đến các giếng đào lấy nước đã bị ngất” - Marvi Bheel, một cư dân của Bewatoo cho biết. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Việc vận chuyển ở Nghi Xương, Trung Quốc
Dương Tử là một đường thủy rất cần thiết cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa, phà xe hơi và container. Những doanh nghiệp như vậy là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, nhưng ô nhiễm từ tàu là 1 phần nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng dòng sông và làm tổn hại đến các loài bị đe dọa. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WWF-UK |
Sông Carandiru, São Paulo, Brazil
Trong vòng 100 năm qua, các chất ô nhiễm xuất hiện ngày càng nhiều, có thể dẫn đến sự suy giảm oxy, cá chết, và suy giảm đa dạng sinh học tổng thể. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WWF-UK |
Nhà máy thuộc da da ở Kanpur, Ấn Độ
Axit, thuốc nhuộm, các hợp chất crom và muối từng được dùng để điều trị da động vật là những chất rất độc. Trong năm 2013, chính phủ tạm thời đóng cửa 400 nhà máy thuộc da của Kanpur. Trong nhiều năm, nước thải hóa học đã chảy vào các dòng suối, hòa cùng nguồn nước mở khác trước khi chảy vào sông Hằng. Hiện, chính phủ yêu cầu tất cả các nhà máy thuộc da phải được trang bị với các nhà máy phục hồi crom để loại bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm nhất trong nước thải, tuy nhiên không có nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Công trình xử lý nước thải ở Kanpur, Ấn Độ
Một công nhân đang lau dọn bộ lọc tại 1 nhà máy xử lý nước thải. Nằm trong sáng kiến dự án Mile cuối cùng của chính phủ để làm sạch sông Hằng, tất cả các thành phố lớn ở Uttar Pradesh sẽ có nhà máy xử lý nước thải mới. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Máy bơm nước ở Osukputu, Benue, Nigeria
Phụ nữ và trẻ em vây quanh 1 máy bơm nước bằng tay. Đây là máy phục vụ nước sạch và an toàn cho cộng đồng gồm 800 người. Tăng cường tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường là biện pháp giúp các gia đình có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Ảnh: Mustafah Abdulaziz / WaterAid |
Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian