Greenland không đủ khả năng ký thỏa thuận khí hậu Paris

Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 29/01/2016

(TN&MT) – Greenland, quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch – một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu cho biết họ không đủ khả năng đệ trình cam kết khí hậu Paris mới nhằm cắt giảm khí thải và sự nóng lên toàn cầu. Greenland, quốc gia có diện tích gần như toàn bộ châu Âu với dân số gần 60.000 người, là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.      Tuy nhiên, vùng đất này đang tìm kiếm sự độc lập hoàn toàn và sẽ chỉ có thể tồn tại bằng cách khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản. Tuy nhiên, điều kiện tồn tại này sẽ khiến Greenland có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất trên thế giới. Tại cuộc họp của các nước Bắc Cực tại Tromso, Na Uy, Bộ trưởng ngoại giao Vittus Qujaukitsoq cho biết: "Tình hình kinh tế buộc chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển ngành khai thác dầu mỏ. Chúng ta có thể phải tìm kiếm 1 vùng lãnh thổ. Sẽ rất tốn kém nếu chúng ta đệ trình 1 thỏa thuận ràng buộc”.
 Một nhà máy điện chạy dầu ở Ilulissat, Greenland - lãnh thổ tự trị của Đan Mạch đang tìm kiếm độc lập hoàn toàn. Ảnh: Alamy
Một nhà máy điện chạy dầu ở Ilulissat, Greenland - lãnh thổ tự trị của Đan Mạch đang tìm kiếm độc lập hoàn toàn. Ảnh: Alamy

Thứ trưởng ngoại giao Kai Holst Andersen cho biết: "Nếu chúng ta cam kết, chúng ta sẽ mất hàng trăm triệu USD và không bao giờ được độc lập”. Greenland không phải là 1 bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu.

Greenland nhận được một khoản trợ cấp gần 1 tỷ USD/năm từ Đan Mạch, khoảng một nửa thu nhập của lãnh thổ này. Theo Andersen, nếu Greenland chọn độc lập thì sẽ bị mất khoản trợ cấp đó.

Andersen cho biết: “Việc hạn chế lượng khí thải mới ở Greenland gần như không được ca ngợi. Nếu chúng ta muốn kiếm sống, chúng ta không thể có đủ khả năng thực hiện một thỏa thuận buộc chúng ta phải cắt giảm phát thải. Chúng ta không phải là một nhà nước độc lập. Độc lập sẽ bị hủy bỏ nếu chúng ta ký cam kết thỏa thuận khí hậu Paris".

 Theo nghiên cứu, biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Bắc Cực nhanh hơn so với bất cứ nơi nào khác. Ảnh: Joe Raedle / Getty Images
Theo nghiên cứu, biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Bắc Cực nhanh hơn so với bất cứ nơi nào khác. Ảnh: Joe Raedle / Getty Images

Hiệp định Paris sẽ có hiệu lực khi có chữ ký của 55 quốc gia sản xuất ít nhất 55% lượng khí thải nhà kính của thế giới. Vị trí của Greenland sẽ không ảnh hưởng đến việc phê chuẩn Hiệp định Paris.

Tuy nhiên, rõ ràng rằng các quốc gia giàu phải khẩn trương tìm cách hỗ trợ các nước nghèo và các khu vực cắt giảm khí thải. Nhiều nước đang phát triển thừa nhận họ sẽ không thể thực hiện các cam kết của họ nếu không có sự giúp đỡ đáng kể từ các quốc gia giàu có.

Biến đổi khí hậu ở Greenland đã được đề cập đến nhiều trong các cuộc đàm phán khí hậu ở Paris khi hàng tấn băng từ một trong những vịnh hẹp của lãnh thổ này xuất hiện ở phía trước Pantheon tan chảy nhanh. Sự kiện này đã truyền cảm hứng cho các nhà đàm phán đưa ra một thỏa thuận toàn cầu đầy tham vọng.


Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian