Xung đột ở Trung Đông khiến mức độ ô nhiễm không khí trong khu vực "biến đổi mạnh mẽ"
Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 24/08/2015
(TN&MT) – Theo các nhà nghiên cứu, sự gia tăng của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (Isis) dẫn đến lượng khí thải NO2 ở Baghdad và miền Trung Iraq giảm...
(TN&MT) – Theo các nhà nghiên cứu, sự gia tăng của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (Isis) dẫn đến lượng khí thải NO2 ở Baghdad và miền Trung Iraq giảm đáng kể từ năm 2013, giống với xu hướng ở Ai Cập và Syria.
Một nghiên cứu mới đây cho biết, chiến tranh, thảm họa nhân đạo và khủng hoảng kinh tế ở Trung Đông đã làm thay đổi nhanh chóng mức độ ô nhiễm không khí trong khu vực.
Guardian cho hay, ở các thành phố lớn trên khắp Syria, Iraq, Palestine và Ai Cập, nồng độ của oxit nitơ đã giảm từ 20-50% kể từ năm 2010. Quan sát vệ tinh cho thấy rằng trước năm 2010, nồng độ này ở mức ổn định và đánh dấu sự gia tăng kể từ giữa những năm 1990, khi sự giám sát ô nhiễm khu vực từ không gian bắt đầu.
Giáo sư Jos Lelieveld, Giám đốc Học viện Hóa Sinh Max - Planck tại Đức và là tác giả chính của báo cáo cho biết: "Chúng tôi thấy rằng địa lý chính trị và xung đột vũ trang ở Trung Đông đã thay đổi một cách mạnh mẽ mức độ phát thải ô nhiễm không khí”.
Giáo sư Jos Lelieveld nói: "Từ năm 2005 - 2010 Trung Đông đã là một trong những vùng có lượng khí thải ô nhiễm không khí gia tăng nhanh nhất. Điều này cũng xảy ra ở Đông Á, nhưng đặc biệt là ở Trung Đông, đồng thời có liên quan đến tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, đó là khu vực duy nhất trên thế giới có xu hướng ô nhiễm gia tăng bị gián đoạn vào khoảng năm 2010 và sau đó suy giảm rất mạnh".
Oxit nitơ được giải phóng vào khí quyển, được sản xuất bởi việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và mức độ nhiên liệu sinh học và nông nghiệp thấp hơn. Những điều này đã được chứng minh là có tác động đáng kể đến chất lượng không khí và biến đổi khí hậu.
Đường chân trời ùn ùn khói bụi ở Beirut vào năm 2014. Ảnh: Amer Ghazzal / Alamy |
Ở Syria, NO2 ở các khu vực Damascus và Aleppo đã giảm từ 40-50% kể từ năm 2011. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy hàm lượng NO2 gia tăng từ 20-30% ở Lebanon vào năm 2014, liên quan tới 1,5 triệu người tị nạn ở Syria.
Phân tích đề cập đến cả nước Hy Lạp, nơi mà hàm lượng NO2 đã giảm dần trong hai thập kỷ qua, nhưng báo cáo cho thấy xu hướng này đã tăng nhanh hơn khi nền kinh tế suy thoái. Cụ thể, ở Athens hàm lượng NO2 giảm 40% kể từ năm 2008.
Các nhà nghiên cứu tập trung phân tích dữ liệu được thu thập bởi vệ tinh có độ phân giải cao ở các thành phố từ năm 2005 - 2014. Sau đó, họ so sánh dữ liệu này với số liệu thống kê phát triển do Ngân hàng Thế giới tập hợp.
Giáo sư Jos Lelieveld cho rằng các quan sát đã mâu thuẫn một cách bất ngờ với những dự đoán hiện tại và không nên tăng cường đầu tư sử dụng vệ tinh để giám sát các tác động của các giải pháp môi trường, di cư và các cuộc khủng hoảng kinh tế. Tại Trung Đông, không có mạng lưới chất lượng không khí trên mặt đất.
Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề chính trị ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển nhanh chóng như Ấn Độ và Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gần đây đã tuyên bố sẽ “chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của chúng ta". Các nhà vật lý cho rằng các chất ô nhiễm không khí đang giết chết 4.000 người Trung Quốc mỗi ngày với các căn bệnh liên quan đến tim, phổi và đột quỵ.
Báo cáo cho biết: "Thật không may, Trung Đông không phải là khu vực duy nhất trên thế giới bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và biến động do chiến tranh mặc dù sự thay đổi cục diện địa chính trị xuất hiện mạnh mẽ hơn những nơi khác. Đó là bi kịch mà một số xu hướng NO2 tiêu cực được quan sát gần đây kết hợp với các thảm họa nhân đạo".
Mai Đan
Theo Guardian