Mô hình không khí sạch nhằm ứng phó với ô nhiễm không khí ở Trung Quốc

Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 25/08/2015

(TN&MT) – Giống như biến đổi khí hậu, cả giảm nhẹ và ứng phó đều cần thiết để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí ở Trung Quốc.

Ứng phó hay giảm thiểu? Đó là câu hỏi mà chính phủ các nước và các ngành công nghiệp trên toàn cầu phải đối mặt khi các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ cần phải làm cả hai. Chúng ta càng cho phép ô nhiễm phát thải tự do và lâu hơn thì chúng ta càng có ít sự lựa chọn đắt đỏ hơn.

Ứng phó với ô nhiễm có thể có nhiều hình thức, nhưng thường là hình thức ứng phó với một chất ô nhiễm sau khi phát thải, hoặc thay đổi cơ sở hạ tầng để việc thích ứng linh hoạt hơn khi có mưa, bão hay lũ lụt nghiêm trọng.

Việc quan sát một sĩ quan cảnh sát giao thông đứng trên đường cao tốc là hết sức khó khăn bởi mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào ngày 26/11/2014. Ảnh: Diego Azubel / EPA
Việc quan sát một sĩ quan cảnh sát giao thông đứng trên đường cao tốc là hết sức khó khăn bởi mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào ngày 26/11/2014. Ảnh: Diego Azubel / EPA

Một ví dụ điển hình của việc ứng phó đang được phát triển tại Hồng Kông và các nước khác ở châu Á bởi một công ty kỹ thuật lớn (Arup Engineering) và cánh tay CSR của nhà phát triển bất động sản Hồng Kông (Sino Green). Arup và Sino Green đang ứng phó với các vấn đề ô nhiễm không khí cục bộ.

Ở nhiều nơi trên thế giới, mức độ ô nhiễm trong không khí rất cao và có thể tăng lên trong một thời gian dài. Những mức độ ô nhiễm cao này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho con người và động vật, đặc biệt là những người có vấn đề sức khỏe khác hoặc những người trẻ tuổi hoặc người già. Trong một số trường hợp, mức độ ô nhiễm không khí có thể ở mức cao trong 8.000 giờ/năm (khoảng 90%).

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm. Theo Arup Engineering, có trụ sở chính Đông Á tại Hồng Kông thì phần lớn ô nhiễm xuất phát từ các ngành công nghiệp nặng lân cận qua biên giới ở Trung Quốc và từ khí thải xe cộ. Tại một số nơi khác, mức độ ô nhiễm không khí cao có thể là do đốt gỗ hoặc phân tạo lửa, quá trình thực tế nông nghiệp chặt và đốt cây để lấy đất trồng trọt tạm thời (đặc biệt là ở các nước gần Indonesia) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, dù là bất kể nguyên nhân nào, các công ty như Arup đang cố gắng tìm cách giảm sự tiếp xúc của con người ngay cả khi mức độ ô nhiễm không khí cao.

Arup đang bắt tay vào một nỗ lực tạo ra không khí trong lành cho những người tham gia giao thông trên đường phố. Giống như một trạm xe buýt, mô hình được đề xuất (có tên gọi “Hệ thống Lọc Không khí Thành phố”) cung cấp luồng không khí sạch để tạo ra một cái kén quanh những người xung quanh, được mô tả trong bức ảnh dưới đây.

Tiến sĩ Jimmy Tong (bên phải) và các đồng nghiệp đến từ Sino Group
Tiến sĩ Jimmy Tong (bên phải) và các đồng nghiệp đến từ Sino Group

Mô hình này có thể chứa được khoảng 20 người và làm sạch họ bằng không khí được lọc, bảo vệ họ khỏi các hạt bụi trong quá trình tham gia giao thông. Công ty đã thể hiện bằng cả thí nghiệm và mô phỏng số (tương tự như một mô hình khí hậu).

Mô hình Arup/Sino Green không chỉ mang tính năng lượng hiệu quả mà còn mang lại không khí sạch cho người dân, giúp chống lại các tác hại sức khỏe trên cơ thể con người, đặc biệt là đường hô hấp và hệ tim mạch.

Một mô hình lọc không khí được lặp đặt tại Hồng Kông
Một mô hình lọc không khí được lặp đặt tại Hồng Kông

Nhà phát minh chính của dự án, Tiến sĩ Jimmy Tong cho biết: Hệ thống thử nghiệm ở Hồng Kông chứng minh hiệu quả rất khả quan, khi nó giúp giảm từ 30-70% hạt bụi phân tử và hệ thống đang chuyển đến Bắc Kinh, Trung Quốc để thử nghiệm thêm. Thành công của hệ thống cũng có thể có tác dụng rất lớn nếu nó được sử dụng ở các thành phố khác đang đấu tranh với tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới.

Mai Đan

Theo Guardian