Dự án khai thác mỏ than Carmichael sẽ đẩy khí hậu vào tình trạng nguy hiểm

Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 08/04/2015

(TN&MT) – Việc khai thác than từ mỏ Carmichael của Ô-xtrây-li-a sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Rặng san hô Great Barrier Reef, tuy nhiên việc...
(TN&MT) – Các nhà khoa học hàng hải cho biết, việc khai thác than từ mỏ Carmichael lớn nhất của Ô-xtrây-li-a sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef, tuy nhiên việc đốt than sẽ dẫn đến hiện tượng axit hóa đại dương.
 
Theo tòa án bang Queensland thì việc khai thác than từ mỏ than này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Rặng san hô Great Barrier Reef, tuy nhiên việc đốt chúng sẽ đẩy khí hậu vào một tình trạng nguy hiểm.
 
Nhóm bảo tồn Biển và Quốc gia đang phản đối kế hoạch của công ty Adani về việc xây dựng mỏ than Carmichael trị giá 16,5 tỷ AUD tại lưu vực Galilee. Công ty này dự định sẽ xuất khẩu ít nhất 50 triệu tấn than mỗi năm từ cảng Abbot Point phía bắc Bowen.
 
 
Rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef (Ảnh: DigitalGlobe / Getty Images)
Rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef (Ảnh: DigitalGlobe / Getty Images)
 
 
Ngày 7/4, tòa án bang Queensland đã phán quyết rằng thỏa thuận Liên Hợp Quốc giữa 200 quốc gia tuyên bố sự nóng lên toàn cầu nên được giữ dưới ngưỡng 2 độ C. Ngưỡng đó sẽ đạt được sau khi phát thải khoảng 850 Gt C02, ông Ove Hoegh-Guldberg, Giáo sư trường Đại học Queensland nói với tòa án. 
 
Giáo sư ngành khoa học biển cho biết, dự án Carmichael có thể tạo ra 4,5 Gt khí thải. "Chúng ta đang nói về 0,5% tổng lượng khí thải còn lại ... trước khi chúng ta đẩy khí hậu vào tình trạng rất nguy hiểm. Đó là một lượng lớn C02", giáo sư Ove Hoegh-Guldberg khẳng định.
 
Công ty Adani lập luận sự cần thiết cho than được thúc đẩy bởi nhu cầu, vì thế nếu dự án không được cho phép triển khai thì các nhà máy điện đốt than sẽ chỉ đơn giản là tìm kiếm các nguồn khác.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ guardian & econewstoday