Núi lửa phun trào, hàng nghìn người Indonesia phải sơ tán
Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 15/02/2014
Cuối tuần qua núi lửa Kelud ở tỉnh Đông Java của Indonesia đã phun trào, tạo thành những cột tro bụi lớn và một cơn mưa đất đá.
Tối 13/2, núi lửa Kelud ở tỉnh Đông Java của Indonesia đã phun trào, tạo thành những cột tro bụi lớn và một cơn mưa đất đá.
Chuyên gia Umar Rosadi thuộc Cơ quan nghiên cứu núi lửa quốc gia Indonesia NVA cho biết núi lửa Kelud bắt đầu phun trào lúc 22 giờ 50 (giờ địa phương), khiến hàng nghìn cư dân sống trong bán kính 15km quanh núi lửa phải sơ tán.
Trước đó, Cơ quan Giảm nhẹ Thảm họa Núi lửa và Động đất Quốc gia Indonesia (PVMBG) đã đặt mức báo động cao nhất đối với núi lửa Kelud, do tần suất hoạt động địa chấn ngày càng tăng của núi lửa này trong thời gian gần đây. Mọi hoạt động giao thông và du lịch trong khu vực này đều được lệnh tạm thời đình lại. Khoảng 400 cảnh sát và 1.000 binh sĩ quân đội tại Kediri được triển khai để hỗ trợ công tác sơ tán cho khoảng 66.000 cư dân.
Tính đến nay, núi lửa Kelud - cao 1.731m - đã 25 lần phun trào, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, trong đó lần phun trào cuối cùng xảy ra năm 2007 và lần phun trào dữ dội nhất vào năm 1919, cướp đi sinh mạng của 55 người.
Kelud là một trong 129 núi lửa còn hoạt động tại Đất nước vạn đảo Indonesia, quốc gia nằm trong "vành đai lửa" Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra các trận động đất và núi lửa phun trào.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa Vật lý Quốc gia Indonesia cho biết cháy rừng đang diễn ra ở Riau khiến khói bụi không những gây ô nhiễm tại đây và các đảo lân cận như Sumatra hay Kalimantan, mà lan sang cả Malaysia và Singapore. Vệ tinh đã phát hiện có tới 93 điểm nóng có nguy cơ bùng phát cháy rừng tại Riau.
Hồi tháng 6/2013, cháy rừng lớn cũng đã xảy ra tại Riau khiến sân bay tại đây phải đóng cửa, nhiều chuyến bay bị hoãn hay hủy bỏ và Chính phủ Indonesia phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tình trạng khói bụi phát sinh từ vụ cháy rừng này gây ô nhiễm không khí đến mức Chính phủ Singapore phải khuyến cáo người dân nước này ở trong nhà, trong khi 200 trường học ở Malaysia phải đóng cửa tạm thời.
Chuyên gia Umar Rosadi thuộc Cơ quan nghiên cứu núi lửa quốc gia Indonesia NVA cho biết núi lửa Kelud bắt đầu phun trào lúc 22 giờ 50 (giờ địa phương), khiến hàng nghìn cư dân sống trong bán kính 15km quanh núi lửa phải sơ tán.
Trước đó, Cơ quan Giảm nhẹ Thảm họa Núi lửa và Động đất Quốc gia Indonesia (PVMBG) đã đặt mức báo động cao nhất đối với núi lửa Kelud, do tần suất hoạt động địa chấn ngày càng tăng của núi lửa này trong thời gian gần đây. Mọi hoạt động giao thông và du lịch trong khu vực này đều được lệnh tạm thời đình lại. Khoảng 400 cảnh sát và 1.000 binh sĩ quân đội tại Kediri được triển khai để hỗ trợ công tác sơ tán cho khoảng 66.000 cư dân.
Tính đến nay, núi lửa Kelud - cao 1.731m - đã 25 lần phun trào, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, trong đó lần phun trào cuối cùng xảy ra năm 2007 và lần phun trào dữ dội nhất vào năm 1919, cướp đi sinh mạng của 55 người.
Kelud là một trong 129 núi lửa còn hoạt động tại Đất nước vạn đảo Indonesia, quốc gia nằm trong "vành đai lửa" Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra các trận động đất và núi lửa phun trào.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa Vật lý Quốc gia Indonesia cho biết cháy rừng đang diễn ra ở Riau khiến khói bụi không những gây ô nhiễm tại đây và các đảo lân cận như Sumatra hay Kalimantan, mà lan sang cả Malaysia và Singapore. Vệ tinh đã phát hiện có tới 93 điểm nóng có nguy cơ bùng phát cháy rừng tại Riau.
Hồi tháng 6/2013, cháy rừng lớn cũng đã xảy ra tại Riau khiến sân bay tại đây phải đóng cửa, nhiều chuyến bay bị hoãn hay hủy bỏ và Chính phủ Indonesia phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tình trạng khói bụi phát sinh từ vụ cháy rừng này gây ô nhiễm không khí đến mức Chính phủ Singapore phải khuyến cáo người dân nước này ở trong nhà, trong khi 200 trường học ở Malaysia phải đóng cửa tạm thời.
Theo TTXVN