Bùng nổ khoan dầu khí ở Bắc Mỹ giáng đòn mạnh vào nỗ lực khí hậu

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 18:25, 25/04/2019

(TN&MT) - Một báo cáo mới cho thấy, hơn một phần hai đường ống dẫn dầu khí mới của thế giới được đặt tại Bắc Mỹ, với sự bùng nổ trong hoạt động khoan dầu khí của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào nỗ lực làm chậm biến đổi khí hậu (BĐKH).
Việc mở rộng đường ống dẫn dầu Keystone đã làm dấy lên sự phản đối mà Donald Trump đã cam kết sẽ gạt sang một bên. Ảnh: Andrew Cullen / Reuters
Việc mở rộng đường ống dẫn dầu Keystone đã làm dấy lên sự phản đối mà Donald Trump đã cam kết sẽ gạt bỏ. Ảnh: Andrew Cullen / Reuters

Bùng nổ khoan dầu khí…

Theo Tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor), trong tổng số 302 đường ống trên toàn thế giới, có 51% số đường ống ở Bắc Mỹ. Tổng 232,5 tỷ USD vốn chi tiêu đã được chuyển vào các dự án đường ống Bắc Mỹ này, với hơn 1 nghìn tỷ USD cam kết đối với tất cả các cơ sở hạ tầng dầu khí.

Nếu được xây dựng, các dự án này sẽ tăng gần một phần ba số lượng đường ống toàn cầu và đánh dấu một lộ trình sử dụng dầu khí đáng kể trong nhiều thập kỷ.

Các đường ống dẫn khí nhiều hơn so với các đường ống dẫn dầu khoảng bốn lần, được hỗ trợ bởi một lượng lớn khí tự nhiên đang thay thế nhanh chóng than là nguồn điện hàng đầu cho các gia đình và doanh nghiệp ở Mỹ.

Khu vực các đường ống hoạt động mạnh nhất là lưu vực Permian ở phía tây Texas, một hệ thống rộng lớn chứa các mỏ dầu và khí khổng lồ. Các khu vực hoạt động khác bao gồm các thành tạo đá phiến ở Pennsylvania, Ohio, Tây Virginia và cát dầu ở Alberta, Canada.

Một số dự án đường ống này đã gây ra các cuộc biểu tình về khí hậu và các nhà hoạt động bản địa. Chẳng hạn như dự án Dakota Access đã dẫn đến các vụ đụng độ dữ dội tại khu bảo tồn Standing Rock ở Bắc Dakota. Việc mở rộng đường ống Keystone kết nối cát dầu của Alberta với các nhà máy lọc dầu trên Vịnh Mexico cũng đã gây ra làn sóng phản đối.

…cản trở nỗ lực làm chậm BĐKH

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, mặc dù sử dụng năng lượng trong nước tăng vào năm ngoái nhưng người Mỹ đã tiêu thụ năng lượng nhiều hơn 4% so với năm 2017. Đây là sự bùng nổ của các đường ống dẫn dầu và khí đốt phần lớn được thiết lập để phục vụ với vai trò là nhà xuất khẩu năng lượng của Mỹ. Nance cho biết, có những kỳ vọng không thực tế về việc xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng sang châu Á, đặc biệt do sự gia tăng sản xuất khí ở đó và những lo ngại về BĐKH.

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), chỉ riêng ở Mỹ, sản lượng khí đốt tự nhiên được kích hoạt bởi các đường ống sẽ làm tăng 559 triệu tấn CO2, làm hành tinh nóng lên mỗi năm vào năm 2040 so với mức năm 2017.

Theo dự báo, sự gia tăng phát thải này sẽ diễn ra vào thời điểm các nhà khoa học cảnh báo sóng nhiệt, lũ lụt và thiệt hại kinh tế nếu không cắt giảm mạnh khí thải nhà kính. Một báo cáo mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc công bố năm ngoái cũng cảnh báo lượng khí thải toàn cầu phải giảm một phần hai vào năm 2030 và về cơ bản bị vô hiệu hóa vào năm 2050 để tránh những tác động xấu nhất của BĐKH.

“Đây là toàn bộ hệ thống năng lượng không phù hợp với sự tồn tại của khí hậu toàn cầu”, ông Ted Nance, đồng tác giả của báo cáo của Tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu cho biết.

“Các đường ống này đang bị khóa trong lượng khí thải khổng lồ trong 40 - 50 năm tại một thời điểm, trong khi các nhà khoa học cho rằng chúng ta phải di chuyển trong 10 năm. Những đường ống này là sự đánh cược về việc thế giới nhìn nhận vấn đề biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc hay không, hoặc cho phép sự gia tăng của dầu và khí đốt” - ông Ted Nance nhấn mạnh.

Theo Heidi Peltier, chuyên gia năng lượng tại Đại học Massachusetts, Mỹ, mục tiêu quốc tế nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ khó khăn hoặc không thể đạt được nếu các đường ống mới được xây dựng xong.

“Từ góc độ khí hậu, đây là một tin rất xấu. Những gì chúng ta cần là tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, chứ không phải tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch” - Heidi Peltier nhấn mạnh.