Hơn 3.400 phòng học bị phá hủy do bão Idai ở Mozambique
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 16:29, 22/04/2019
Đánh giá mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 3.400 lớp học đã bị phá hủy hoặc hư hỏng, trong đó chỉ riêng ở tỉnh Sofala có 2.713 lớp phải dừng hoạt động tạm thời.
Ở một số khu vực bị ảnh hưởng, các trường học sẽ cần sửa chữa và phục hồi trong phạm vi lớn sau khi được chuyển đổi thành nơi trú ẩn khẩn cấp tạm thời cho trẻ em và gia đình phải sơ tán do bão lớn. Cơn bão ập vào bờ biển Mozambique vào ngày 14/4 cũng gây thiệt hại và lũ lụt trên diện rộng tại các khu vực của Zimbabwe và Malawi.
UNICEF đang thúc giục các nhà chức trách khẩn trương xây dựng lại các trường học để những ngôi trường này có thể chống chọi với thiên tai trong tương lai. UNICEF cũng kêu gọi các đối tác nhân đạo tham gia vào nỗ lực phục hồi lớn để tiếp tục hợp tác thực thi các giải pháp nhằm đưa học sinh trở lại trường học càng nhanh càng tốt.
Cơ quan này cho biết: “Sự gián đoạn học tập kéo dài có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho trẻ em trong cả thời gian ngắn và dài. Giáo dục rất cần thiết để giúp trẻ em trở lại cảm giác bình thường sau một sự kiện đau thương, như một cơn bão lớn, và góp phần vào sự phát triển và tương lai lâu dài của trẻ”.
UNICEF cũng lo ngại rằng sự gián đoạn này sẽ kết hợp với tỷ lệ nhập học thấp và thành tích học tập ở Mozambique, với gần 20% trẻ em ở độ tuổi trung học hiện đang theo học.
Tỷ lệ bỏ học có thể tăng nếu các gia đình có tài sản hoặc sinh kế bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cơn bão buộc phải cho đi làm để kiếm sống.
UNICEF cho rằng các giáo viên cũng phải chịu đựng vì bão Idai, và nhấn mạnh việc hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho các giáo viên bị ảnh hưởng bởi thảm họa để giúp họ xây dựng lại cuộc sống.
Nhu cầu ở Mozambique vẫn rất lớn, với 1 triệu trẻ em cần sự giúp đỡ. UNICEF đã kêu gọi 122 triệu USD để hỗ trợ ứng phó nhân đạo cho trẻ em và gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão Idai và hậu quả của nó tại Mozambique, Zimbabwe và Malawi trong 9 tháng tới.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo LHQ (OCHA) cho biết để ứng phó kịp thời với cơn bão, hơn 14 quốc gia, trong đó có 5 quốc gia từ châu Phi đã triển khai hơn 100 tài sản hiện có để hỗ trợ hoạt động viện trợ, bao gồm 14 triệu USD được cấp từ Quỹ ứng phó khẩn cấp trung ương.
Thực phẩm đã được phân phối từ ngày đầu tiên triển khai hoạt động ứng phó thảm họa và cho đến nay đã có hơn một triệu người được tiếp cận. Hơn 800.000 người đã được tiêm phòng dịch tả và hơn 117.000 người được cấp cứu.