Thiếu các công trình nước đẩy hàng triệu người trên toàn cầu vào nguy hiểm
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 09:49, 12/04/2019
Bà mẹ và trẻ sơ sinh chịu tác động lớn do thiếu các cơ sở về nước
Trong đánh giá đầu tiên, báo cáo về Dịch vụ cấp nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường (WASH) trong các Cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cũng chỉ ra một trong năm cơ sở chăm sóc sức khỏe không có nhà vệ sinh hoặc nhà tiêu - một vấn đề ảnh hưởng đến ít nhất 1,5 tỷ người và có thể phản ánh sự thiếu thốn cơ sở trong cộng đồng rộng lớn hơn.
Bác sĩ Bruce Gordon, điều phối viên của WHO, phụ trách về nước và vệ sinh cho biết: “Điều duy nhất bạn cần làm là rửa tay, bất kể sức đề kháng của bạn ở mức độ nào. Không phải chỉ là vấn đề về bệnh tiêu chảy, đó còn là mối lo ngại về bất kỳ bệnh nhiễm trùng cơ hội nào có thể sống trên da, xâm nhập vào cơ thể và khiến mọi người bị nhiễm trùng. Chúng ta cần xóa bỏ lây nhiễm bằng cách rửa tay”.
Theo nghiên cứu của WHO và UNICEF, người dân ở các quốc gia nghèo nhất thế giới là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì các dịch vụ nước cơ bản chỉ có ở một phần hai trong số tất cả các cơ sở ở các nước kém phát triển nhất (LDC).
Sự thâm hụt LDC này ảnh hưởng rất lớn đến bà mẹ và trẻ sơ sinh, vì ước tính cứ 5 đứa trẻ được sinh ra thì có một đứa trẻ ở 5 quốc gia nghèo nhất thế giới, nghĩa là mỗi năm, 17 triệu phụ nữ ở các quốc gia này sinh con ở các trung tâm y tế không đủ cơ sở vật chất về nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Bất bình đẳng nguy hiểm trong các nước, đặc biệt ở khu vực nông thôn
Báo cáo cũng cho thấy sự bất bình đẳng nguy hiểm ở các quốc gia, với cộng đồng ở khu vực nông thôn, hầu hết không có các cơ sở chăm sóc sức khỏe đàng hoàng so với người dân sống ở các thị trấn”, chuyên gia thống kê và giám sát cấp cao về công tác cung ứng nước và vệ sinh của UNICEF, Tom Slaymaker cho biết.
Theo ông, người dân đang dựa vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe mà không có bất kỳ loại nhà vệ sinh cải tiến nào. Những người bị bệnh đã thải ra nhiều mầm bệnh trong phân trong khi không có nhà vệ sinh, nhân viên, bệnh nhân - trong đó có cả mẹ và em bé - có nguy cơ mắc bệnh và lây lan từ chất thải của con người nhiều hơn.
“Mặc dù một trong 10 bệnh viện trên toàn cầu thiếu nhà vệ sinh, con số này tăng đã lên một phần năm đối với các cơ sở y tế nhỏ hơn trên toàn cầu”, ông Slaymaker nói.
“Các cơ sở của chính phủ cũng cung cấp mức độ chăm sóc thấp hơn so với các phòng khám và bệnh viện tư nhân”, ông nói trước khi nhấn mạnh việc báo cáo phát hiện có một sự thất bại lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu vệ sinh khác nhau giữa nam giới và phụ nữ - cả bệnh nhân và chuyên gia y tế.
Nhấn mạnh việc thiếu sự phân biệt an toàn và xử lý chất thải y tế, ông Slaymaker cho biết: “Nhu cầu của những người có khả năng di chuyển hạn chế cũng bị bỏ qua, đây là một vấn đề lớn, vì họ thường có nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe hơn trong cộng đồng rộng lớn hơn”.
Trong lời kêu gọi nhiều quốc gia đầu tư vào các dịch vụ nước và vệ sinh (WASH), Tiến sĩ Gordon cho rằng cam kết chính trị là chìa khóa.
“WASH thường cần tài chính công mạnh mẽ thông qua thuế. Có rất nhiều phong trào để thu được nguồn vốn tư nhân nhưng nếu chúng ta thực sự muốn tiếp cận với những người dễ bị tổn thương, những người có rất ít nguồn lực thì chi tiêu công và thuế cần phải có sự cân bằng đáng kể.
“Tác động tàn phá của bão nhiệt đới Idai ở miền Nam châu Phi 3 tuần trước đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản ở nhiều quốc gia trong khu vực”, ông Slaymaker nói và nhấn mạnh rằng UNICEF đang nỗ lực tham gia vào công tác ứng phó ở Mozambique.
“Rõ ràng trong tình hình đó, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thậm chí còn lớn hơn, nhưng khả năng cung cấp bị tổn hại nặng nề”, ông Slaymaker giải thích.
Theo ông, một trong những mục tiêu của báo cáo là đề xuất cách xây dựng lại các dịch vụ sau này, vì vậy họ có thể giữ các dịch vụ y tế hoạt động trong tương lai trong bối cảnh thảm họa như chúng ta vừa thấy.
Ngoài việc cung cấp tổng quan về nước và vệ sinh toàn cầu trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các báo cáo trong tương lai được tạo ra 2 năm một lần sẽ theo dõi tiến trình phù hợp với các mục tiêu Phát triển Bền vững.
“Hy vọng vào năm 2030, chúng ta sẽ thấy tất cả các cơ sở chăm sóc y tế có cơ sở vật chất tốt và 80% với mức độ dịch vụ cao hơn một chút khi bạn đến bệnh viện. Bạn có thể được chăm sóc tốt và các nhân viên tại bệnh viện cũng có thể làm việc trong một không gian thoải mái và nhận được nhiều hỗ trợ” - bác sĩ Gordon nhấn mạnh.