Cần hành động hơn nữa để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 18:09, 03/04/2019

(TN&MT) - Sophie Edmonds, Giám đốc điều hành của Water Smart Foundation cho rằng các nước trên thế giới cần hành động quyết liệt hơn để giải quyết quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu cấm các mặt hàng bằng nhựa dùng một lần như dao kéo, tăm bông, ống hút và máy khuấy, nhưng Sophie Edmonds cho rằng chúng ta cần phải hành động hơn nữa để giải quyết ô nhiễm nhựa. Ảnh: Joel Saget / AFP / Getty Images
Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu cấm các mặt hàng bằng nhựa dùng một lần như dao kéo, tăm bông, ống hút và máy khuấy, nhưng Sophie Edmonds cho rằng chúng ta cần phải hành động hơn nữa để giải quyết ô nhiễm nhựa. Ảnh: Joel Saget / AFP / Getty Images

Động thái này của EU chắc chắn là một sự khởi đầu, nhưng không đủ mạnh khi chỉ cấm một số mặt hàng và thúc đẩy cam kết tái chế. Chúng ta cần cấm các chai nhựa sử dụng một lần nếu chúng ta bắt đầu ngăn chặn “thủy triều nhựa” trong môi trường của chúng ta, và đặc biệt là sự nguy hiểm của hạt vi nhựa trong việc cung cấp nước. Khi đã có hơn 480 tỷ chai nhựa được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2016, sẽ sớm xảy ra trường hợp ngừng sử dụng nhựa dùng một lần là không đủ.

Mặc dù có công nghệ loại bỏ nhựa và hạt vi nhựa khỏi nước một cách hiệu quả nhưng chúng ta không thể chỉ dựa vào các công nghệ “cứu tinh”. Theo sau bộ phim tài liệu Blue Planet cũng có nhiều bộ phim ra đời nhưng đang trong quá trình xây dựng.

Chúng ta cần đưa ra quy định và công nghệ chặt chẽ hơn để hỗ trợ và tạo thay đổi lớn về thái độ đối với cách chúng ta dự trữ, bán và vận chuyển nước.