Trung Quốc đặt mục tiêu cắt giảm hoàn toàn nhập khẩu chất thải rắn vào năm 2020

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 16:41, 28/03/2019

(TN&MT) – “Trung Quốc đặt mục tiêu cắt giảm hoàn toàn nhập khẩu chất thải rắn vào năm tới nhằm giảm ô nhiễm và khuyến khích các nhà tái chế xử lý khối lượng rác thải trong nước gia tăng”, một quan chức cấp cao của Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc cho biết vào ngày 28/3.
Công nhân tái chế máy nghe nhạc CD tại một phân xưởng ở thị trấn Guiyu, phía Nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 9/6/2015. Ảnh: Tyrone Siu
Công nhân tái chế máy nghe nhạc CD tại một phân xưởng ở thị trấn Guiyu, phía Nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 9/6/2015. Ảnh: Tyrone Siu

Kể từ những năm 1980, Trung Quốc đã nhập hàng trăm triệu tấn giấy, nhựa, chất thải điện tử và kim loại phế liệu của nước ngoài để tái chế.

Bắc Kinh đã bắt đầu hạn chế nhập khẩu vào năm ngoái, trong khi cơ quan hải quan đã đưa ra một loạt các cuộc đàn áp về buôn lậu chất thải, bắt giữ hàng trăm vụ.

“Trung Quốc sẽ thắt chặt hơn nữa việc hạn chế nhập khẩu chất thải để đạt được mục đích cuối cùng là hiện thực hóa nhập khẩu chất thải bằng không vào năm 2020”, ông Qiu Qiwen - Giám đốc Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc cho biết.

Theo Bộ này, Trung Quốc đã nhập khẩu 22,6 triệu tấn chất thải rắn vào năm ngoái, giảm 47% so với năm 2017.

Hồi tháng 12/2018, Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu nhiều loại thép phế liệu, đồng và nhôm bắt đầu từ tháng 7/2019 và quyền phủ quyết sẽ được mở rộng sang các sản phẩm như phế liệu thép không gỉ và titan vào cuối năm nay.

Mục đích là để ngăn chặn nhập khẩu tất cả các sản phẩm chất thải có thể có nguồn gốc trong nước. Ông Qiu cho biết các sản phẩm không có trong danh sách bị cấm cũng sẽ hạn chế vào năm tới, nhưng vật liệu chất lượng cao vẫn sẽ được chấp nhận.

“Nếu chất thải rắn đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc và không có bất kỳ mối nguy hiểm nào, chúng có thể là hàng hóa thông thường, không phải là chất thải”, ông Qiu cho biết thêm.

Rác là một trong những thách thức môi trường lớn nhất của Trung Quốc. Đất nước này phải đối mặt với tồn đọng xử lý chất thải rắn khoảng 60-70 tỷ tấn, chịu áp lực rất lớn về tăng khả năng tái chế.

Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch xây dựng “các thành phố không chất thải” và đang thiết lập hàng trăm “cơ sở tái chế toàn diện” trên toàn quốc. Tuy nhiên, các công ty cho rằng Trung Quốc thiếu cơ sở hạ tầng và thói quen xử lý chất thải cần thiết để tạo ra một doanh nghiệp có lợi nhuận.