Nước uống và điều kiện vệ sinh an toàn là các quyền cơ bản của con người

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 16:02, 20/03/2019

(TN&MT) - “Nước uống an toàn và tiếp cận vệ sinh đúng cách là điều cần thiết để xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội hòa bình và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trên con đường phát triển bền vững”, Báo cáo về Phát triển Nước Thế giới năm 2019 của Liên Hợp Quốc mới công bố tại Geneva (Thụy Sĩ) cho biết.
Trước khi một dự án thu gom nước mưa do Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc hỗ trợ được thành lập tại trường trung học Kingani ở thị trấn ven biển Bagamoyo (Tanzania), nước uống mà học sinh sử dụng quá mặn đến mức khiến họ có các triệu chứng như: đau đầu, đau và loét dạ dày.
Trước khi một dự án thu gom nước mưa do Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc hỗ trợ được thành lập tại trường trung học Kingani ở thị trấn ven biển Bagamoyo (Tanzania), nước uống mà học sinh sử dụng quá mặn đến mức khiến họ có các triệu chứng như: đau đầu, đau và loét dạ dày

Phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Chương trình Đánh giá Nước Thế giới, báo cáo “Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhấn mạnh tất cả mọi người có quyền tiếp cận với nước sạch.
“Tiếp cận với nước uống và điều kiện vệ sinh an toàn, giá cả phải chăng và đáng tin cậy là những quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, hàng tỷ người vẫn thiếu những quyền cơ bản này” – báo cáo chỉ rõ.

Theo báo cáo, loại trừ, phân biệt đối xử, nghèo đói và bất bình đẳng là những trở ngại chính trong việc đạt được các mục tiêu liên quan đến nước của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Mặc dù người giàu thường được hưởng dịch vụ ở mức độ cao với giá thấp, nhưng người nghèo thường phải trả chi phí cao hơn nhiều cho các dịch vụ tương tự hoặc thậm chí chất lượng kém hơn.

Phát biểu tại buổi lễ công bố báo cáo, Stefan Uhlenbrook, điều phối viên Chương trình Đánh giá Nước Thế giới của UNESCO cho biết: “Thường ở những khu ổ chuột, người ta phải trả nhiều tiền hơn cho một lượng nước nhất định so với những người sống ở khu vực lân cận”.

Điều phối viên Chương trình Đánh giá Nước Thế giới của UNESCO, Stefan Uhlenbrook phát hành Báo cáo Phát triển Nước Thế giới năm 2019 của Liên Hợp Quốc  tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 3/2019
Điều phối viên Chương trình Đánh giá Nước Thế giới của UNESCO, Stefan Uhlenbrook phát hành Báo cáo Phát triển Nước Thế giới năm 2019 của Liên Hợp Quốc  tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 3/2019

Hơn nữa, đô thị hóa nhanh chóng đồng nghĩa với việc các khu ổ chuột sẽ tiếp tục phát triển, ngoại trừ những người sống ở đó không hưởng lợi từ việc có địa chỉ, hệ thống nước vệ sinh, khiến họ phải phụ thuộc vào những nguồn thay thế tốn kém hơn.

Ông Stefan Uhlenbrook chỉ ra rằng những người sống ở khu ổ chuột phải trả thêm từ 10-20% vì việc không được tiếp cận với nước và điều kiện vệ sinh khiến họ phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước, kiốt và những thứ khác.

Báo cáo cho biết, việc tiếp cận nước bình đẳng trong sản xuất nông nghiệp, ngay cả khi chỉ tưới nước bổ sung cho cây trồng có thể tạo ra sự khác biệt giữa canh tác như một phương tiện sinh tồn và canh tác với nguồn thu nhập đáng tin cậy.

Theo ông Uhlenbrook, ba phần tư số người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực ở nông thôn, và đại đa số là nông dân sản xuất nhỏ, những người mặc dù tạo thành “xương sống” của chuỗi thực phẩm quốc gia nhưng thường chịu cảnh mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng.

Hoàn cảnh của người di cư

Báo cáo thảo luận về các rào cản mà người tị nạn và người di cư nội địa thường gặp phải trong việc tiếp cận với dịch vụ cấp nước và vệ sinh.

Vào cuối năm 2017, xung đột, đàn áp và vi phạm nhân quyền đã buộc 68,5 triệu người – con số lớn chưa từng thấy – phải rời bỏ nhà cửa của họ. Và những thảm họa bất ngờ cũng đã khiến 18,8 triệu người khác phải sơ tán.

Sự di chuyển hàng loạt tạo áp lực đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ liên quan đến nước tại các điểm chuyển tiếp và điểm đến cho cả dân số hiện tại và những người mới đến, gây sự bất bình đẳng và xung đột giữa họ.

Đặc phái viên của UNECO về Khoa học cho Hòa bình, Công chúa Sumaya bint El Hassan, Chủ tịch Tổ chức Khoa học Hoàng gia Jordan cho biết mặc dù các quốc gia chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo quyền tiếp cận với nước và vệ sinh của con người nhưng hoàn cảnh của những người phải di dời cho thấy việc đảm bảo cung cấp nước là trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế.

Gặp phải thách thức

Báo cáo đưa ra các khuyến nghị về cách khắc phục việc loại trừ và bất bình đẳng cho mọi người tiếp cận với nước và vệ sinh, trong đó nhấn mạnh việc đầu tư vào hai lĩnh vực này mang lại ý nghĩa kinh tế lớn.

Mặc dù ưu tiên những người cần thiết nhất nhưng báo cáo vẫn cho rằng luật nhân quyền quốc tế bắt buộc các quốc gia phải làm việc một cách công tâm để mọi người có quyền tiếp cận tài nguyên nước trong khi làm nổi bật tính trách nhiệm, minh bạch và công bằng như các tính năng quản trị tốt.

Cuối cùng, báo cáo “Không để ai bị bỏ lại phía sau” chỉ ra rằng các câu trả lời phù hợp hướng đến các nhóm cụ thể có thể giúp đảm bảo tất cả các dịch vụ cung cấp nước và vệ sinh với chi phí phải chăng đều có sẵn.