Trung tâm tái chế sẽ giúp giải quyết vấn đề rác thải ở Pakistan

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 20:19, 27/02/2019

(TN&MT) - Mỗi năm Pakistan sản xuất khoảng 20 triệu tấn rác, với khoảng một phần hai trong số đó bị đốt cháy hoặc ném xuống sông, gây ô nhiễm, dịch bệnh và lũ lụt. Tuy nhiên, một trung tâm tái chế ở Islamabad đang nỗ lực giải quyết vấn đề này.
Trong nhiều năm, cư dân của khu định cư không chính thức này ở Islamabad, Pakistan không có cách nào khác ngoài việc đổ rác dọc bờ sông gần đó. Điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm và lũ lụt từ các tuyến đường thủy bị tắc, cũng như khả năng lớn chất thải nhựa bị cuốn xuống đại dương. Phần lớn nhựa trong các đại dương đến từ những nơi quản lý chất thải kém. Tổ chức phi chính phủ của Anh, Tearfund đã và đang giúp các đối tác địa phương thiết lập các trung tâm tái chế trên khắp đất nước
Trong nhiều năm, cư dân của khu định cư không chính thức này ở Islamabad, Pakistan không có cách nào khác ngoài việc đổ rác dọc bờ sông gần đó. Điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm và lũ lụt từ các tuyến đường thủy bị tắc, cũng như khả năng lớn chất thải nhựa bị cuốn xuống đại dương. Phần lớn nhựa trong các đại dương đến từ những nơi quản lý chất thải kém. Tổ chức phi chính phủ của Anh, Tearfund đã và đang giúp các đối tác địa phương thiết lập các trung tâm tái chế trên khắp đất nước
Đối với nhiều cộng đồng nghèo, cách duy nhất khác để xử lý rác là đốt chúng trên đường phố, điều này gây ra các vấn đề sức khỏe và là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Người dân hiện được trả lương khi làm việc tại các trung tâm tái chế mới, nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe của họ. Ở Pakistan, hơn một phần ba dân số sống dưới mức nghèo khổ và rác là một trong những thách thức lớn nhất của họ; mỗi năm có 20 triệu tấn rác
Đối với nhiều cộng đồng nghèo, cách duy nhất khác để xử lý rác là đốt chúng trên đường phố, điều này gây ra các vấn đề sức khỏe và là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Người dân hiện được trả lương khi làm việc tại các trung tâm tái chế mới, nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe của họ. Ở Pakistan, hơn một phần ba dân số sống dưới mức nghèo khổ và rác là một trong những thách thức lớn nhất của họ; mỗi năm có 20 triệu tấn rác
Mumtaz và vợ của ông đã bắt đầu làm công việc thu gom rác cho một dự án thí điểm do cộng đồng lãnh đạo để dọn dẹp rác trong khu định cư không chính thức của họ. Vai trò của họ là thu gom rác từ các hộ gia đình địa phương để ngăn chặn rác thải xả ra môi trường. “Rác gây ra nhiều vấn đề như ho, sốt và các bệnh khác. Chúng tôi muốn những ngôi nhà ở khu vực này sạch sẽ nhất có thể” - Mumtaz nói
Mumtaz và vợ của ông đã bắt đầu làm công việc thu gom rác cho một dự án thí điểm do cộng đồng lãnh đạo để dọn dẹp rác trong khu định cư không chính thức của họ. Vai trò của họ là thu gom rác từ các hộ gia đình địa phương để ngăn chặn rác thải xả ra môi trường. “Rác gây ra nhiều vấn đề như ho, sốt và các bệnh khác. Chúng tôi muốn những ngôi nhà ở khu vực này sạch sẽ nhất có thể” - Mumtaz nói
Rác thải có thể chặn cống và đường thủy và làm tắc nghẽn các dòng sông, gây ra lũ lụt khi trời mưa và làm tăng sự lây lan của các bệnh liên quan đến nước, làm cho cuộc sống của những người nghèo khổ khó khăn hơn
Rác thải có thể chặn cống và đường thủy và làm tắc nghẽn các dòng sông, gây ra lũ lụt khi trời mưa và làm tăng sự lây lan của các bệnh liên quan đến nước, làm cho cuộc sống của những người nghèo khổ khó khăn hơn
Một đứa trẻ đi qua một trong những khu định cư không chính thức lâu đời nhất ở Islamabad, nơi có khoảng 225 hộ gia đình. Trước khi trung tâm tái chế được thiết lập, cư dân không còn cách nào khác ngoài việc xả rác xuống sông
Một đứa trẻ đi qua một trong những khu định cư không chính thức lâu đời nhất ở Islamabad, nơi có khoảng 225 hộ gia đình. Trước khi trung tâm tái chế được thiết lập, cư dân không còn cách nào khác ngoài việc xả rác xuống sông
Rubina sống ở một khu vực nghèo của Islamabad và ba đứa con của cô dễ bị tổn thương về sức khỏe do hậu quả từ rác thải. Con trai lớn nhất của cô, Javed (9 tuổi, bên phải) bị khuyết tật và khó thở khi chất thải được đốt cháy. Con trai út của cô, Tariq (4 tuổi) bị sẹo trên mặt do chất thải độc hại để lại giữa đống rác bên ngoài nhà, cùng với 7 mũi khâu trên tay do kính vỡ
Rubina sống ở một khu vực nghèo của Islamabad và ba đứa con của cô dễ bị tổn thương về sức khỏe do hậu quả từ rác thải. Con trai lớn nhất của cô, Javed (9 tuổi, bên phải) bị khuyết tật và khó thở khi chất thải được đốt cháy. Con trai út của cô, Tariq (4 tuổi) bị sẹo trên mặt do chất thải độc hại để lại giữa đống rác bên ngoài nhà, cùng với 7 mũi khâu trên tay do kính vỡ
Amir, 23 tuổi chụp ảnh cùng với các chị, em gái của anh, là một người thu gom rác và sử dụng xe cút kít của anh để thu gom rác tận nhà đến trung tâm tái chế mới. Trung tâm này nhằm mục đích tái chế 80-90% rác được thu gom, với một số lượng rác được chuyển thành phân trộn để trồng trọt
Amir, 23 tuổi chụp ảnh cùng với các chị, em gái của anh, là một người thu gom rác và sử dụng xe cút kít của anh để thu gom rác tận nhà đến trung tâm tái chế mới. Trung tâm này nhằm mục đích tái chế 80-90% rác được thu gom, với một số lượng rác được chuyển thành phân trộn để trồng trọt
Nida, bà mẹ bốn con làm công việc dọn dẹp trường học mong muốn đem lại môi trường trong sạch cho địa phương. Cô lo lắng về việc con cái của cô tiếp xúc với rác mà phần lớn bị đốt cháy bên lề đường
Nida, bà mẹ 4 con làm công việc dọn dẹp trường học mong muốn đem lại môi trường trong sạch cho địa phương. Cô lo lắng về việc con cái của cô tiếp xúc với rác mà phần lớn bị đốt cháy bên lề đường
Sabir là một dược sĩ đã nghỉ hưu, hiện đang điều hành một phòng khám nhỏ và thường dành một khoản tiền từ lương hưu của ông để cấp thuốc miễn phí cho những người không thể mua được. Ông phát hiện nhiều bệnh nhân bị các bệnh do rác thải gây ra trong cộng đồng, đặc biệt là các vấn đề về da. “Ô nhiễm và rác thải là căn nguyên của nhiều vấn đề sức khỏe. Mong rằng ô nhiễm và rác thải có thể được loại bỏ để giúp môi trường trong lành hơn” - Sabir, hàng xóm của cô Rubina nhấn mạnh.
Sabir, hàng xóm của cô Rubina là một dược sĩ đã nghỉ hưu, hiện đang điều hành một phòng khám nhỏ và thường dành một khoản tiền từ lương hưu của ông để cấp thuốc miễn phí cho những người không thể mua được. Ông phát hiện nhiều bệnh nhân bị các bệnh do rác thải gây ra trong cộng đồng, đặc biệt là các vấn đề về da. “Ô nhiễm và rác thải là căn nguyên của nhiều vấn đề sức khỏe. Mong rằng ô nhiễm và rác thải có thể được loại bỏ để giúp môi trường trong lành hơn” - Sabir nhấn mạnh.