Các nhà lập pháp Anh kêu gọi chính phủ chấm dứt kỷ nguyên chất thải quần áo
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 11:28, 19/02/2019
Người Anh mua nhiều quần áo cho mỗi người hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu, báo cáo được công bố là kết quả của cuộc điều tra, trong khi khoảng 300.000 tấn chất thải dệt được chuyển đến bãi rác hoặc lò đốt rác ở Anh mỗi năm.
Cuộc điều tra lần đầu tiên được thực hiện ở cấp nghị viện trên toàn thế giới, liên quan đến nhận thức ngày càng tăng của công chúng về chất thải và tác động môi trường của nó.
Ngành công nghiệp thời trang là ngành lớn ở Anh, trị giá 32 tỷ bảng Anh (41 tỷ USD) trong năm 2017 và sử dụng 890.000 người trong ngành bán lẻ, sản xuất, thương hiệu và thiết kế thời trang tại nước này.
Tuy nhiên các tổ chức từ thiện, các nhà khoa học và học giả lo ngại trong cuộc điều tra rằng ngành thời trang phát triển nhanh - một mô hình kinh doanh tăng tốc cho thấy số lượng bộ sưu tập mới tăng lên mỗi năm, thường ở mức giá thấp - là không bền vững.
“Thời trang nhanh” có nghĩa là chúng ta tiêu thụ quá mức và sử dụng quá ít quần áo”, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Môi trường thuộc Quốc hội Anh - bà Mary Creagh cho biết. Theo bà, các nhà bán lẻ thời trang phải chịu trách nhiệm về quần áo họ sản xuất.
Ngoài khoản phí bằng đồng xu để tài trợ cho việc thu gom chất thải tốt hơn, Ủy ban này kêu gọi chính phủ thực hiện cải cách thuế để thưởng cho các công ty thiết kế các sản phẩm ít tác động đến môi trường hơn và ưu tiên tái sử dụng, sửa chữa và tái chế hàng may mặc.
Ủy ban cũng đề xuất các các lớp đào tạo về thiết kế, sản xuất và sửa chữa quần áo nên có trong chương trình giảng dạy của trường, trong khi giảm thuế bán hàng cho các dịch vụ sửa chữa.“Chính phủ phải hành động để chấm dứt kỷ nguyên của thời trang bỏ đi bằng cách khuyến khích các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và sửa chữa bền vững” - Creagh nhấn mạnh.