Các khu ổ chuột nghèo nhất châu Âu bị ảnh hưởng nặng nhất bởi ô nhiễm không khí

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 08:05, 06/02/2019

(TN&MT) – Theo một nghiên cứu mới đây, tiếp xúc với chất dạng hạt và ozone cao nhất ở các nước nghèo Đông Âu.
Số liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết gần một phần hai khu dân nghèo nhất ở London (Anh) đã vượt quá giới hạn nitơ dioxide của EU trong năm 2017 so với 2% khu vực giàu có nhất ở đó. Ảnh: Nick Ansell / PA
Số liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết gần một phần hai khu dân nghèo nhất ở London (Anh) đã vượt quá giới hạn nitơ dioxide của EU trong năm 2017 so với 2% khu vực giàu có nhất ở đó. Ảnh: Nick Ansell / PA

Theo bản kiểm kê chính thức đầu tiên của của EEA, các khu vực nghèo nhất, ít giáo dục nhất và thất nghiệp nhất ở Châu Âu đang gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí.

Gần một phần hai khu dân nghèo nhất ở London (Anh) đã vượt quá giới hạn nitơ dioxide của EU trong năm 2017 so với 2% khu vực giàu có nhất ở đó.

Những người sống sót sau cơn đau tim tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài ở khu vực Greater London có nhiều khả năng phải nhập viện và có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Theo phân tích khai thác dữ liệu từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), các phát hiện tương tự đã được báo cáo ở Pháp, Đức, Malta, Hà Lan, Wales và Wallonia.

Shirley Coleues, Phó thị trưởng London cho biết chính phủ Anh đã có hành động đối với 9.000 trường hợp tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm ở thành phố London và trả 4 tỷ bảng hàng năm cho NHS.

“Có sự bất bình đẳng lớn giữa khu vực giàu nhất và nghèo nhất ở London. Những khu vực giàu có nhất sở hữu nhiều xe hơi nhất nhưng những người ở những khu vực thiếu thốn nhất phải hứng chịu chất lượng không khí tồi tệ nhất và có số lượng xe hơi thấp nhất. Chúng ta cần có trách nhiệm và phải hành động” – bà Shirley Coleues nhấn mạnh.

Trên khắp châu Âu, hơn một phần hai triệu người chết sớm mỗi năm do tiếp xúc với chất hạt mịn (PM2.5), ozone (03) và NO2, nhưng mức độ chênh lệch con số vẫn chưa được nghiên cứu.

Trưởng nhóm nghiên cứu về biến đổi khí hậu và y tế trực thuộc WHO, ông Diarmid Campbell-Lendrum cho biết: “Từ lâu, chúng tôi biết ở cấp độ toàn cầu rằng các nước nghèo nhất tiếp xúc với ô nhiễm không khí nhiều hơn so với những người giàu nhất. Rất đáng lo ngại khi những bất bình đẳng này cũng rõ ràng ngay cả ở một trong những lục địa giàu nhất thế giới”.

Dữ liệu trong báo cáo EEA cho thấy các cơn đau tim và đột quỵ chiếm 80% số ca tử vong sớm do ô nhiễm, tiếp theo là các bệnh về phổi và ung thư.

Không khí ô nhiễm cũng đang ngày càng liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2 mới bắt đầu ở người lớn, béo phì ở trẻ em, viêm máu (viêm tổng quát), bệnh Alzheimer và thiếu IQ.

Người già và trẻ em ở khu vực thành thị thuộc tầng lớp lao động rất có thể phải chịu những tác động của ô nhiễm không khí.

“Họ cũng là những người có ít tiếng nói nhất về cách thức và nơi họ sống, làm việc hoặc đi học, do đó, ảnh hưởng đến việc họ tiếp xúc với những mối nguy hiểm sức khỏe môi trường này. Do đó, sức khỏe của họ có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ ​​tác động của ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nhiệt độ khắc nghiệt” – báo cáo cho biết.

Tiếp xúc với PM2.5 cho đến nay là “kẻ giết người lớn nhất” và O3 là cao nhất ở các quốc gia Đông Âu bị tàn phá bởi nghèo đói, thất nghiệp và giáo dục kém.

Trên khắp châu Âu, Kosovo là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi ​​PM2.5 và Iceland chịu ảnh hưởng ít nhất.

Karmothy Vella, ủy viên môi trường EU nhấn mạnh: "Nhiệm vụ cơ bản của chúng ta là hướng tới tính bảo vệ cao, tôn trọng nguyên tắc phòng ngừa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thay vì thúc đẩy công bằng xã hội. Các mô hình dễ bị tổn thương và phơi nhiễm sẽ tiếp tục nếu chúng ta không thực hiện hành động quyết liệt hơn”.