Băng tan ở Bắc Cực đang đổ 14.000 tấn nước mỗi giây vào đại dương

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 21:43, 24/12/2018

(TN&MT) - Một cuộc khảo sát mới cho thấy tình trạng tan băng tại Bắc Cực khiến cứ mỗi giây lại có tới 14.000 tấn nước tại đây đổ ra các đại dương.  

Các nhà khoa học ở Mỹ, Chile, Canada, Na Uy và Hà Lan đã góp phần nỗ lực vào nghiên cứu trên trong suốt 47 năm qua. Nghiên cứu được đăng trên Environmental Research Letters. 

Một tảng băng tan chảy trôi nổi dọc trên một vịnh hẹp dẫn ra khỏi rìa dải băng Greenland gần Nuuk, Greenland vào năm 2011. Ảnh: Brennan Linsley / AP
Một tảng băng tan chảy trôi nổi dọc trên một vịnh hẹp dẫn ra khỏi rìa dải băng Greenland gần Nuuk, Greenland vào năm 2011. Ảnh: Brennan Linsley / AP
 

Một cuộc khảo sát khoa học mới đã phát hiện các sông băng ở Bắc Cực là tác nhân lớn nhất trên thế giới khiến mực nước biển dâng cao.

Đó là lượng băng tan nhiều hơn đáng kể so với lượng băng tan từ Nam Cực mặc dù Nam Cực chứa nhiều băng hơn. Tuy nhiên, được thúc đẩy bởi các cụm sông băng ở Alaska, Canada và Nga và dải băng rộng lớn của Greenland, Bắc Cực đang nóng lên nhanh chóng, vượt xa toàn bộ lục địa băng ở phía Nam cho đến nay.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là tốc độ tan băng ở cả hai khu vực này dường như ngày càng diễn biến nhanh một cách đồng thời, khiến mực nước biển sẽ ngày càng dâng cao hơn trong những thập kỷ sắp tới. Cụ thể một nghiên cứu riêng gần đây cho thấy tỷ lệ băng tan tại Nam Cực cũng tăng cao gấp 3 lần chỉ trong một thập kỷ.

“Không phải tới cuối thế kỷ này, nhân loại mới nhận biết các vấn đề liên quan tới hiện tượng mực nước biển dâng. Các vấn đề đó đã xuất hiện ngay ở thời điểm hiện tại với tốc độ tan băng ở Bắc Cực diễn ra nhanh gấp 3 lần kể từ năm 1986. Lượng băng nổi tại đây cũng đang sụt giảm nhanh chóng, gần chạm tới tỷ lệ băng tan trên đất liền.   

Hiện tượng băng tan với tốc độ ngày càng tăng đã khiến mực nước biển dâng lên hơn 1mm mỗi năm. Từ năm 1971 đến nay, con số này đã lên tới 2,3cm. Trong giai đoạn từ năm 2005-2015, tổng lượng băng mất đi tại Bắc Cực là 447 tỷ tấn/năm, điều này đồng nghĩa với việc cứ mỗi giây lại có 14.000 tấn nước đổ ra biển. Trước đó, trong giai đoạn từ năm 1986 - 2005, theo ước tính, lượng băng tan khoảng 5.000 tấn/giây. Qua đó, có thể thấy, tốc độ tan băng ở Bắc Cực trong giai đoạn từ năm 2005 - 2015 diễn ra nhanh gấp gần 3 lần so với thời kỳ 1986 - 2005. 

Một nghiên cứu riêng biệt gần đây đã phát hiện ra rằng tỷ lệ băng tan ở Nam Cực cũng đã tăng gấp ba lần chỉ trong một thập kỷ, đạt mức 219 tỷ tấn mỗi năm từ năm 2012 - 2017.

Giả sử những con số này là chính xác và tổng hợp chúng lại với nhau, các vùng cực của thế giới đang mất khoảng 666 tỷ tấn băng vào đại dương mỗi năm - với mực nước biển tăng gần 2 milimet mỗi năm.

“Đối với tỷ lệ tổn thất khối lượng băng hiện nay và tỷ lệ mất băng ngày càng tăng, Greenland hứng chịu tổn thất với khối lượng gia tăng lớn nhất hiện nay”, ông Christopher Larsen, chuyên gia về sông băng tại Đại học Alaska tại Fairbanks, Mỹ cho biết trong một email.

“Đây là điều rất đáng chú ý vì cuối cùng Greenland có nhiều băng bị mất nhất ở Bắc bán cầu”, ông nhấn mạnh.