Úc trải qua nắng nóng, mùa cháy kéo dài hơn và nước biển dâng cao
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 16:41, 20/12/2018
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Úc bất thường
Theo báo cáo của Cục Khí tượng và CSIRO, Úc đang trải qua thời tiết nắng nóng khắc nghiệt hơn, mùa cháy kéo dài hơn, mực nước biển dâng cao và nhiều đợt nóng hơn cùng với sự biến đổi khí hậu.
Báo cáo được công bố 2 năm một lần, đo lường sự biến động và xu hướng kéo dài được quan sát thấy ở khí hậu Úc.
Báo cáo năm 2018 cho thấy xu hướng ấm lên trong thời gian dài của Úc đang gia tăng, với thời tiết nóng hơn chỉ hơn 1 độ C kể từ năm 1910 khi kỷ lục bắt đầu.
Sự nóng lên đó đang góp phần làm tăng tần suất các sự kiện nắng nóng, thời tiết và hạn hán gây cháy rừng.
“Úc hiện đang trải qua biến đổi khí hậu và nhiều cộng đồng cũng như nhiều ngành nghề đang hứng chịu những tác động do biến đổi khí hậu gây ra”, Helen Cleugh, Giám đốc trung tâm khoa học khí hậu của CSIRO nhấn mạnh.
Những phát hiện quan trọng của báo cáo bao gồm: Mùa cháy rừng của Úc đã kéo dài và nghiêm trọng hơn, thậm chí kéo dài thêm nhiều tháng ở một số khu vực; số ngày nắng nóng cực độ tiếp tục có xu hướng tăng; thời tiết khô hơn xảy ra ở phía Đông Nam và Tây Nam nước Úc trong các tháng từ tháng 4-10; lượng mưa trên khắp miền Bắc nước Úc đã tăng lên từ những năm 1970, đặc biệt là trong mùa mưa nhiệt đới ở phía Tây Bắc nước này.
Các đại dương trên khắp nước Úc đã ấm lên khoảng 1độ C kể từ năm 1910, điều này dẫn đến sóng nhiệt biển dài hơn và thường xuyên hơn ảnh hưởng đến sinh vật biển như san hô.
Mực nước biển quanh Úc đã tăng hơn 20 cm kể từ khi các kỷ lục bắt đầu và mực nước biển gia tăng với tốc độ cao.
Nồng độ axit của các đại dương Úc tăng 30% về kể từ những năm 1800 và tốc độ thay đổi hiện tại “nhanh hơn gấp mười lần so với bất kỳ thời điểm nào trong 300 triệu năm qua”.
Karl Braganza, nhà khoa học khí hậu thuộc Cục Khí tượng Úc (BoM) cho biết sự gia tăng nhiệt độ trung bình có tác động đến tần suất hoặc số lượng cực đoan mà Úc trải qua trong bất kỳ năm nào.
“Nói chung, ở đây, nhiệt độ tăng gấp 5 lần cho dù bạn quan sát nhiệt độ hàng tháng, nhiệt độ ban ngày hay nhiệt độ ban đêm”, ông Karl Braganza cho biết thêm.
Những ngày nắng nóng khắc nghiệt diễn ra trong nhiều năm
Theo ông, lượng mưa giảm 20% ở phía Tây Nam nước Úc và ở một số nơi lượng mưa này giảm tới 26%. Ở phía Đông Nam nước này, lượng mưa từ tháng 4 - 10 đã giảm 11%.
Báo cáo cũng nhấn mạnh sự gia tăng số ngày nguy hiểm do hỏa hoạn ở nhiều vùng của Úc, đặc biệt là ở phía Nam và phía Đông.
Ông Braganza cho rằng đã có một sự thay đổi rõ ràng cho thấy một mùa cháy kéo dài, thời tiết khắc nghiệt gây cháy nhiều hơn trong mùa đó và mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng.
“Thời tiết thường xảy ra hỏa hoạn tồi tệ nhất khi hạn hán kéo dài, nhiệt độ trên mức trung bình kéo dài, có thể là một đợt nắng nóng ngắn hạn và sau đó là khí tượng cùng với thời tiết gây hỏa hoạn nghiêm trọng và khả năng cháy lan nhanh” - ông Braganza cho biết.
Thời tiết khô nóng gây ra thay đổi lớn
Cho rằng báo cáo đã xác nhận những thông tin nhiều người Úc đã biết về những rủi ro gia tăng của biến đổi khí hậu, ông David Cazzulino, nhà vận động rạn san hô Great Barrier thuộc Hiệp hội bảo tồn biển Úc nhấn mạnh: “Đây là sự kiện phức tạp sẽ gặp nhiều thách thức nhất trong tương lai về mặt thích ứng với biến đổi khí hậu ở Úc”.
Theo ông, những rủi ro xung quanh các đại dương khi chúng nóng lên một độ kể từ năm 1910 là một hồi chuông cảnh tỉnh lớn.
“Không thể phủ nhận việc các đại dương nóng lên dẫn đến nhiều sóng nhiệt biển, tẩy trắng san hô và tử vong san hô nhiều hơn” - ông Cazzulino nói.
Ông cũng cho rằng tác động của biến đổi khí hậu đối với Rạn san hô Great Barrier và chính sách biến đổi khí hậu nói chung sẽ là một vấn đề về chiến dịch quan trọng trước cuộc bầu cử liên bang năm 2019.
“Chúng ta sắp hết thời gian để giữ ấm cho rạn san hô Great Barrier ở mức độ an toàn trong tương lai”, Cazzulino cảnh báo.