Indonesia: Nỗ lực ngăn chặn "thủy triều" nhựa gây ra nhiều ý kiến trái chiều
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 19:42, 21/12/2018
Theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Science, ước tính cho thấy Indonesia, một quần đảo gồm hơn 17.000 hòn đảo là nước đóng góp lớn thứ hai thế giới về chất ô nhiễm nhựa trong các đại dương, sau Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Indonesia năm ngoái đã cam kết dành 1 tỷ USD mỗi năm để giảm 70% rác thải nhựa biển vào năm 2025.
Tuy nhiên, các cơ quan mới thành lập về vấn đề chất thải của Chính phủ nước này đặt ra một thách thức mới cho các mục tiêu này. Một phần thúc đẩy sự chia rẽ là sự thúc đẩy của ngành công nghiệp nhựa nhằm đẩy lùi việc nhập khẩu phế liệu, được đưa ra hồi tháng 6 vì lo ngại về tình trạng quá tải của rác thải từ các nước phương Tây xuất hiện sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu.
Bộ trưởng công nghiệp Indonesia, Airlangga Hartarto hồi tháng trước đã gửi thư kêu gọi Bộ Môi trường nước này loại bỏ thuế nhập khẩu vì Indonesia hiện không sản xuất đủ chất thải nhựa phù hợp để cung cấp cho ngành tái chế.
Trong bức thư, ông Hartarto cho rằng Indonesia cần 600.000 tấn phế liệu nhập khẩu mỗi năm, lớn hơn nhiều so với 110.000 tấn thông thường. Ông cho biết Indonesia được hưởng khoản thặng dư thương mại 40 triệu USD bằng cách xuất khẩu nhựa tái chế.
Cảnh báo việc chỉ tập trung vào các rủi ro môi trường có thể gây hại cho ngành công nghiệp, Taufiek Bawazier, Giám đốc ngành hóa chất của Bộ công nghiệp Indonesia cho biết: “Đây là một ngành công nghiệp tiềm năng tạo ra rất nhiều việc làm”.
“Chúng tôi không thể ghét nhựa”
Theo báo cáo của tạp chí Khoa học 2015, gần một một phần hai của 3,2 triệu tấn chất thải nhựa mà Indonesia sản xuất trong một năm kết thúc ở biển.
Vấn đề trên đã được nhấn mạnh bằng đồ họa hồi tháng 11 khi một con cá nhà táng được phát hiện đã chết với 6 kg chất thải nhựa trong bụng của nó trên một bãi biển Indonesia.
Các nhóm vận động hành lang nhựa cho rằng ngành công nghiệp nhựa từ hạ nguồn đến thượng nguồn sử dụng trực tiếp 130.000 lao động, trong khi hàng triệu người phải kiếm sống bằng cách nhặt rác thải như chai nhựa chỉ để kiếm được rất ít tiền mặt.
“Chúng tôi không được phép ghét nhựa”, ông Christine Halim, Chủ tịch Hiệp hội tái chế Indonesia cho biết khi đề cập đến việc mua phế liệu nước ngoài rẻ hơn nhiều so với sản xuất nhựa nguyên chất, miễn là môi trường được bảo vệ, và đó được cho là cơ hội kinh doanh.
Ông Safri Burhanuddin, Thứ trưởng phụ trách Nguồn nhân lực, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa biển, Bộ điều phối về biển Indonesia cho biết không có kế hoạch mở lại nhập khẩu phế liệu.
Tuy nhiên, Bộ công nghiệp cho rằng không có cơ sở pháp lý để ngăn chặn nhập khẩu, trong khi ngành nhựa đã vận động thành công các nhà hoạch định chính sách trước đây.
Ngành công nghiệp nhựa hiện cũng đang chống lại lệnh cấm túi nhựa trong siêu thị của một số chính quyền thành phố. Theo trích dẫn trên các phương tiện truyền thông, Hiệp hội ngành nhựa và olefin của Indonesia cho rằng hành động này đã dẫn đến tình trạng cung vượt cầu về túi nhựa.
Tuy nhiên, ông Burhanuddin đã hoan nghênh hành động của địa phương về quản lý chất thải, cam kết trao giải thưởng cho những người tuân thủ tốt nhất trong khu vực và phê bình các trường hợp chậm trễ trong vấn đề quản lý chất thải trên phương tiện truyền thông xã hội.