Hơn 95% dân số thế giới hít thở không khí độc hại
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 23:29, 19/04/2018
(TN&MT) – Trong bối cảnh các nước đang phát triển “tụt hậu” trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, những người nghèo nhất chính là đối tượng bị ảnh...
(TN&MT) – Trong bối cảnh các nước đang phát triển “tụt hậu” trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, những người nghèo nhất chính là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo một nghiên cứu toàn diện về ô nhiễm không khí toàn cầu, hơn 95% dân số thế giới phải hít thở không khí không an toàn và gánh nặng này đang đè nặng đối với các cộng đồng nghèo nhất. Cùng với đó, khoảng cách giữa các nước ít bị ô nhiễm nhất và ô nhiễm nhiều nhất đang tăng nhanh.
Các thành phố là nơi ở của phần lớn dân cư trên thế giới, nhưng cũng là nơi tạo ra bầu không khí không an toàn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, còn ở khu vực nông thôn, nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà thường do việc đốt nhiên liệu rắn. Trên toàn thế giới, cứ ba người thì có một người phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí tăng gấp đôi cả ở trong nhà và ngoài trời.
Báo cáo của Viện Health Effects Institute của Mỹ đã sử dụng những phát hiện mới như dữ liệu vệ tinh và theo dõi tốt hơn để ước tính số người tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá mức được coi là an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Sự phơi nhiễm này đã khiến ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên toàn cầu, sau nguyên nhân cao huyết áp, chế độ ăn uống và hút thuốc, đồng thời là nguy cơ lớn nhất về sức khỏe liên quan đến môi trường.Các chuyên gia ước tính rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí đã khiến hơn 6 triệu người trên toàn thế giới tử vong vào năm ngoái, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, đau tim, ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính. Trong số hơn 6 triệu người trên, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn một nửa.
Phát thải từ giao thông vận tải ngày càng đáng lo ngại khi lượng giao thông đường bộ gia tăng. Nhiên liệu diesel là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí ở một số nước giàu, trong đó có Anh Quốc, nhưng ở các nước nghèo, tình trạng hư hỏng, già hóa của nhiều loại xe đồng nghĩa với việc động cơ chạy bằng xăng có thể gây hại cho đầu ra của họ, là nguyên nhân khiến hàng triệu người chết một năm.
Báo cáo của Viện Health Effects Institute của Mỹ đã củng cố lượng dữ liệu ngày càng tăng trong những năm gần đây cho thấy ô nhiễm không khí đang gia tăng và gây tử vong như thế nào. Nhiều dữ liệu đã có trong thập kỷ qua từ các vệ tinh và theo dõi tại chỗ, trong khi các nghiên cứu quy mô lớn cho thấy nhiều nguy cơ về sức khoẻ do hít thở không khí ô nhiễm, dù không trực tiếp làm con người thiệt mạng nhưng hiện được cho là một trong những nguyên nhân gây tử vong.
Theo một nghiên cứu toàn diện về ô nhiễm không khí toàn cầu, hơn 95% dân số thế giới phải hít thở không khí không an toàn và gánh nặng này đang đè nặng đối với các cộng đồng nghèo nhất. Cùng với đó, khoảng cách giữa các nước ít bị ô nhiễm nhất và ô nhiễm nhiều nhất đang tăng nhanh.
Các thành phố là nơi ở của phần lớn dân cư trên thế giới, nhưng cũng là nơi tạo ra bầu không khí không an toàn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, còn ở khu vực nông thôn, nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà thường do việc đốt nhiên liệu rắn. Trên toàn thế giới, cứ ba người thì có một người phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí tăng gấp đôi cả ở trong nhà và ngoài trời.
Báo cáo của Viện Health Effects Institute của Mỹ đã sử dụng những phát hiện mới như dữ liệu vệ tinh và theo dõi tốt hơn để ước tính số người tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá mức được coi là an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Sự phơi nhiễm này đã khiến ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên toàn cầu, sau nguyên nhân cao huyết áp, chế độ ăn uống và hút thuốc, đồng thời là nguy cơ lớn nhất về sức khỏe liên quan đến môi trường.Các chuyên gia ước tính rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí đã khiến hơn 6 triệu người trên toàn thế giới tử vong vào năm ngoái, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, đau tim, ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính. Trong số hơn 6 triệu người trên, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn một nửa.
Phát thải từ giao thông vận tải ngày càng đáng lo ngại khi lượng giao thông đường bộ gia tăng. Nhiên liệu diesel là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí ở một số nước giàu, trong đó có Anh Quốc, nhưng ở các nước nghèo, tình trạng hư hỏng, già hóa của nhiều loại xe đồng nghĩa với việc động cơ chạy bằng xăng có thể gây hại cho đầu ra của họ, là nguyên nhân khiến hàng triệu người chết một năm.
Báo cáo của Viện Health Effects Institute của Mỹ đã củng cố lượng dữ liệu ngày càng tăng trong những năm gần đây cho thấy ô nhiễm không khí đang gia tăng và gây tử vong như thế nào. Nhiều dữ liệu đã có trong thập kỷ qua từ các vệ tinh và theo dõi tại chỗ, trong khi các nghiên cứu quy mô lớn cho thấy nhiều nguy cơ về sức khoẻ do hít thở không khí ô nhiễm, dù không trực tiếp làm con người thiệt mạng nhưng hiện được cho là một trong những nguyên nhân gây tử vong.