Ban Chỉ đạo QG chống dịch tả lợn Châu Phi lần đầu ra mắt

Xã hội - Ngày đăng : 16:20, 26/03/2019

Sáng nay 26/3, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT đã tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.
Dich ta lon Chau Phi da bung phat 21 tinh thanh Thu tuong Quyet dinh thanh lap Ban Chi dao quoc gia img 3833 1553565866 width448height336
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Đình Thắng

Tại cuộc họp công bố thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, việc thành lập Ban Chỉ đạo là điều cần thiết trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch bệnh DTLCP trên toàn quốc; phối hợp với các bộ ban ngành đoàn thể  nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấn phòng, chống dịch bệnh  DTLCP; tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra các bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh  DTLCP.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Dich ta lon Chau Phi da bung phat 21 tinh thanh Thu tuong Quyet dinh thanh lap Ban Chi dao quoc gia fao 1553565971 width1200height768
Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 64.879 con. Ảnh: IT

Trên cơ sở nhận định về diễn biến của dịch tả lợn Châu Phi hiện nay, các đại biểu cho rằng, việc chống dịch sẽ diễn ra lâu dài cần xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để các thành viên phối hợp chặt chẽ; đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về biện pháp trong chống dịch và chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học là biện pháp lâu dài và quyết định; đề xuất Chính phủ có Dự thảo đề nghị để Ban Bí thư ban hành Chỉ thị từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị ngăn chặn và khống chế dịch bệnh.

Báo cáo tình hình dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng pòng Dịch tễ, Cục Thú y cho biết, dịch bệnh đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu và Bắc Giang), với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 64.879 con.

Giai đoạn đầu, Bệnh dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt.

Từ ngày 20/3, bệnh DTLCP đã và đang có chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rất rộng; trong đó đã có hộ chăn nuôi lớn với tổng đàn 4.500 (gồm 500 nái và 4.000 lợn thịt) tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bị bệnh. Như vậy, dịch bệnh đã xâm nhiễm vào trại có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn các hộ dân.

Để kiểm dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, theo Cục Thú ý, cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn qua địa phương. Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi bị bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy triệt để tránh làm lây lan dịch bệnh.

Bố trí đầy đủ lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố có đường giao thông vận chuyển từ phía Bắc vào phía Nam.

Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời, trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông.

Tạm dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ các vùng có dịch ra khỏi địa bàn (vùng có dịch) trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi con lợn cuối cùng mắc bệnh DTLCP được tiêu hủy trên địa bàn.

Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh DTLCP), lợn không có triệu chứng của bệnh DTLCP trong vòng 30 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.