Chờ đón “siêu trăng” trong rằm tháng Giêng
Xã hội - Ngày đăng : 11:40, 13/02/2019
Theo đó, vào ngày này, trăng tròn sẽ đạt cực đại lúc 22h53’ (giờ Việt Nam). Trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tiến tới vị trí cực cận - điểm gần trái đất trên quỹ đạo. Vì vậy, quan sát từ trái đất, người xem sẽ thấy mặt trăng to và sáng hơn bình thường, nên gọi là siêu trăng.
Khi siêu trăng diễn ra, mặt trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện mặt trời. Mặt trăng lúc này phản xạ tối đa ánh sáng mặt trời về phía trái đất.
Được biết, đây là lần thứ 2 trong 3 lần xuất hiện siêu trăng của năm 2019. Lần đầu đã xuất hiện vào ngày 21/1, lần thứ 3 sẽ xuất hiện vào ngày 21/3.
Các nhà khoa học khẳng định, siêu trăng sẽ không gây ra các sự kiện địa chất nào mà nó chỉ ảnh hưởng đến sự lên xuống của thủy triều. Nếu cộng hưởng với điều kiện thời tiết nào đó thì nó có thể sẽ gây ra một số vấn đề ở những khu vực ven biển.