Lâm Đồng: Nứt đất bất thường "xé" nhiều nhà dân
Xã hội - Ngày đăng : 00:00, 14/10/2013
Nhiều nhà cửa, đất xuất hiện nhiều đường nứt chạy dọc trong vườn nhà của người dân
Chiều 13/10, ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết xã đang thống kê thiệt hại và tổng hợp số hộ dân bị ảnh hưởng từ tình trạng sụt lún, nứt đất bất thường tại khu vực thôn Gia Bắc 2 để báo cáo với huyện.
Cách đây khoảng 1 tuần, tình trạng trên bắt đầu xuất hiện tại địa bàn thôn Gia Bắc 2 và ngày càng nghiêm trọng hơn. Quan sát tại khu vực này, chúng tôi thấy nhiều đường nứt chạy dọc ngang trong vườn càphê của người dân.
Theo khảo sát, bề rộng vết nứt có nơi bằng một gang tay, sâu khoảng nửa mét, nhiều nơi mặt đất còn bị trồi sụt bất thường và sình lầy, rất dễ bị thụt chân khi bước vào. Thống kê ban đầu, tình trạng nứt đất, sụt lún trên đã làm 6 ngôi nhà của người dân bị nứt tường, xiêu vẹo, có nguy cơ bị đổ sập bất cứ lúc nào.
Ngoài ra các vết nứt còn ảnh hưởng đến khoảng 50ha đất vườn trồng càphê của 16 hộ dân trong vùng. Trường hợp hộ ông Dương Văn Sản (ngụ thôn Gia Bắc 2) bị ảnh hưởng nặng nhất. Ngôi nhà trị giá gần 300 triệu của gia đình ông mới xây xong, hiện đã bị “xé” xiêu vẹo, nứt toác ở các góc cột nhà, nguy cơ bị sập hoàn toàn.
Ông Sản kể lại: “Tối mùng 9 cả nhà tôi đang ngủ thì nghe như có tiếng nổ trong lòng đất, sáng ra thì thấy vách tường xuất hiện các vết nứt kéo dài, gạch men trên nền nhà bị đất đẩy lên vỡ vụn. Do sợ nhà bị sập nên tôi đã chuyển đồ đạc ra ngoài và đưa cả gia đình đi ở nhờ nhà người khác.”
Tương tự, căn nhà cấp 4 của gia đình chị Điểu Thị Ngọc Uyên và hộ ông Lê Văn Công cũng bị nứt nẻ, xiêu vẹo, mặt đất quanh nhà có nhiều vết nứt lớn và trồi sụt bất thường.
Chị Điểu Thị Ngọc Uyên, cho biết: “Cách đây mấy ngày khi cả nhà tôi đang ngủ thì nghe tiếng nổ lách tách trong lòng đất. Buổi sáng dậy mới phát hiện trên tường có nhiều vết nứt, nền nhà trồi sụt bất thường nên không dám ở nữa, vội chuyển đồ đạc đi ở nhờ. Không những trong nhà mà ngoài sân, vườn càphê của gia đình tôi cũng xuất hiện rất nhiều vết nứt kéo dài, kéo cây càphê đổ nghiêng ngả.”
Theo quan sát, khu vực xuất hiện các vết nứt chỉ cách hồ thủy điện Đồng Nai 2 vài trăm mét. Hầu hết các vết nứt đều chạy dài từ đỉnh đồi hướng về phía lòng hồ thủy điện. Theo phản ánh của người dân, tình trạng đất bị nứt nẻ, trồi sụt chỉ xuất hiện sau khi hồ thủy điện này tích nước (ngày 21/9).
Ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Nghĩa, cũng cho biết đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng đất trồi sụt, nứt nẻ trên quy mô lớn như vậy. Cách đây vài năm, trên địa bàn xã đã xảy ra 2 vụ việc tương tự nhưng quy mô nhỏ.
“Theo tôi thì địa chất ở khu vực này khá yếu, đất không có chất kết dính nên khi mưa nhiều thường xảy ra trượt lở, sụt lún. Việc đất bị trượt lở tại thôn Gia Bắc 2 có liên quan đến việc tích nước hồ thủy điện hay không cũng đang là nghi vấn, hiện chúng tôi đã yêu cầu các hộ dân bị ảnh hưởng nặng di dời đến nơi khác đảm bảo an toàn để chờ cơ quan chức năng khảo sát, xác định nguyên nhân cụ thể” - ông Chánh nói.
Cách đây khoảng 1 tuần, tình trạng trên bắt đầu xuất hiện tại địa bàn thôn Gia Bắc 2 và ngày càng nghiêm trọng hơn. Quan sát tại khu vực này, chúng tôi thấy nhiều đường nứt chạy dọc ngang trong vườn càphê của người dân.
Theo khảo sát, bề rộng vết nứt có nơi bằng một gang tay, sâu khoảng nửa mét, nhiều nơi mặt đất còn bị trồi sụt bất thường và sình lầy, rất dễ bị thụt chân khi bước vào. Thống kê ban đầu, tình trạng nứt đất, sụt lún trên đã làm 6 ngôi nhà của người dân bị nứt tường, xiêu vẹo, có nguy cơ bị đổ sập bất cứ lúc nào.
Ngoài ra các vết nứt còn ảnh hưởng đến khoảng 50ha đất vườn trồng càphê của 16 hộ dân trong vùng. Trường hợp hộ ông Dương Văn Sản (ngụ thôn Gia Bắc 2) bị ảnh hưởng nặng nhất. Ngôi nhà trị giá gần 300 triệu của gia đình ông mới xây xong, hiện đã bị “xé” xiêu vẹo, nứt toác ở các góc cột nhà, nguy cơ bị sập hoàn toàn.
Ông Sản kể lại: “Tối mùng 9 cả nhà tôi đang ngủ thì nghe như có tiếng nổ trong lòng đất, sáng ra thì thấy vách tường xuất hiện các vết nứt kéo dài, gạch men trên nền nhà bị đất đẩy lên vỡ vụn. Do sợ nhà bị sập nên tôi đã chuyển đồ đạc ra ngoài và đưa cả gia đình đi ở nhờ nhà người khác.”
Tương tự, căn nhà cấp 4 của gia đình chị Điểu Thị Ngọc Uyên và hộ ông Lê Văn Công cũng bị nứt nẻ, xiêu vẹo, mặt đất quanh nhà có nhiều vết nứt lớn và trồi sụt bất thường.
Chị Điểu Thị Ngọc Uyên, cho biết: “Cách đây mấy ngày khi cả nhà tôi đang ngủ thì nghe tiếng nổ lách tách trong lòng đất. Buổi sáng dậy mới phát hiện trên tường có nhiều vết nứt, nền nhà trồi sụt bất thường nên không dám ở nữa, vội chuyển đồ đạc đi ở nhờ. Không những trong nhà mà ngoài sân, vườn càphê của gia đình tôi cũng xuất hiện rất nhiều vết nứt kéo dài, kéo cây càphê đổ nghiêng ngả.”
Theo quan sát, khu vực xuất hiện các vết nứt chỉ cách hồ thủy điện Đồng Nai 2 vài trăm mét. Hầu hết các vết nứt đều chạy dài từ đỉnh đồi hướng về phía lòng hồ thủy điện. Theo phản ánh của người dân, tình trạng đất bị nứt nẻ, trồi sụt chỉ xuất hiện sau khi hồ thủy điện này tích nước (ngày 21/9).
Ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Nghĩa, cũng cho biết đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng đất trồi sụt, nứt nẻ trên quy mô lớn như vậy. Cách đây vài năm, trên địa bàn xã đã xảy ra 2 vụ việc tương tự nhưng quy mô nhỏ.
“Theo tôi thì địa chất ở khu vực này khá yếu, đất không có chất kết dính nên khi mưa nhiều thường xảy ra trượt lở, sụt lún. Việc đất bị trượt lở tại thôn Gia Bắc 2 có liên quan đến việc tích nước hồ thủy điện hay không cũng đang là nghi vấn, hiện chúng tôi đã yêu cầu các hộ dân bị ảnh hưởng nặng di dời đến nơi khác đảm bảo an toàn để chờ cơ quan chức năng khảo sát, xác định nguyên nhân cụ thể” - ông Chánh nói.
Bên trong ngôi nhà mới xây của ông Dương Văn Sản, thôn Gia Bắc 2
Chuyển đồ đạc di dời đến nơi ở khác
Bề mặt vườn cà phê của một hộ dân trong thôn Gia Bắc 2
Một căn nhà cấp 4 của người dân bị xiêu vẹo do ảnh hưởng của hiện tượng nứt đất
Chuyển đồ đạc di dời đến nơi ở khác
Bề mặt vườn cà phê của một hộ dân trong thôn Gia Bắc 2
Một căn nhà cấp 4 của người dân bị xiêu vẹo do ảnh hưởng của hiện tượng nứt đất
Theo TTXVN