Các chàng trai giả gái múa “Con đĩ đánh bồng”

Văn hóa - Ngày đăng : 19:08, 13/02/2019

(TN&MT) - Mùng 9 - 12 tháng Giêng, làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại tưng bừng mở Lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng). Lễ hội năm nào cũng thu hút đông đảo dân làng và du khách tới tham dự. Độc đáo với điệu múa “Con đĩ đánh bồng” được nhiều du khách thập phương đến và chiêm ngưỡng.
1
Hội làng mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc.
2
3
Dân làng vào vai quân lính, rước trống và kiệu dọc hai bên đường
4
Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các trai thanh trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh bồng”.
5
Điệu múa sênh tiền được người dân làng Triều Khúc lưu truyền đến thời nay
6
Đặc biệt, “Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long
7
Những điệu múa hòa nhịp cùng tiếng trống mang lại không khí rộn ràng đầu xuân mùa Lễ hội
8
Với những động tác mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa là nghi lễ, vừa là thú vui
9
Những chàng trai nhập vai phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là con trai gốc của làng Triều Khúc, mặt mũi khôi ngô
10
Động tác dứt khoát, bước đi uyển chuyển và điệu đà như thiếu nữ
12
Và mỗi người đeo một cái trống bồng nhỏ sơn màu đỏ trước ngực.
13
Hội làng thu hút đông đảo người dân trong làng và du khách tới tham quan
14
Độc đáo điệu múa “Con đĩ đánh bồng” là các chàng trai giả gái mặt hoa da phấn, động mềm mại, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ
15
Mắt lúng liếng đưa tình, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, họ thướt tha hòa cùng nhịp trống dồn dập khiến người xem thích thú.
16
Cũng chính sự độc đáo nằm ở phong tục, bản sắc và con người nơi đây, Lễ hội đầu xuân ở ngôi làng nằm giữa Hà Nội đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia