Hà Nội: Khai mạc lễ hội Tết trung thu Phố cổ 2018
Văn hóa - Ngày đăng : 07:57, 22/09/2018
(TN&MT) - Với mong muốn giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa Việt, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân làng nghề Xuân La, xã Phượng Dực,...
(TN&MT) - Với mong muốn giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa Việt, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân làng nghề Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên; nghệ nhân rối cạn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức... tổ chức khai mạc lễ hội Tết trung thu truyền thống tại khu vực Phố cổ Hà Nội.
Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm Tết Trung thu từ lâu đã trở thành một trong dịp Tết quan trọng đối với người Việt, càng gần đến ngày rằm tháng 8 thì mặt trăng lại càng tròn hơn, sáng hơn. Đây cũng là thời gian khu vực nông thôn đã thu hoạch xong mùa vụ và người dân bắt đầu tổ chức những lễ hội, mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm.
Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Những món đồ chơi trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, tàu thủy sắt tây, con giống bột … là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo. Hàng năm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đều phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội tham gia trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.
Trong đó, dịp Tết Trung thu năm nay Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân giới thiệu đến người dân và du khách Làng nghề Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức nơi có phường rối lâu đời, không chỉ nức tiếng trong hàng tổng mà còn vang danh khi mang con rối đi diễn ở các xã lân cận và nhiều nơi trong nước.
Thương hiệu rối cạn Tế Tiêu đã trở thành niềm tự hào của vùng Đại Nghĩa. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, phường rối có lúc bị tan rã. Về sau, được sự ủng hộ của bà con và chính quyền địa phương, Cụ Phạm Văn Bể tập hợp những người cùng sở thích, đam mê với rối cùng giữ hồn và truyền lửa cho người dân đam mê rối Tế Tiêu. Cả đời tâm huyết với nghề, cụ chính là người 1 lần nữa làm sống lại 1 nghề truyền thống . Nay cụ đã về với tiên tổ nhưng những tâm huyết của cụ đối với nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu vẫn được các thế hệ tương lai tiếp tục duy trì và phát triển.
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu – Làng nghề Xuân La, xã Phượng Dực huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội cho biết: Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... Bên cạnh hình thù các con vật, các nghệ nhân còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng.
Người làng Xuân La ai ai cũng làm được tò he từ những cụ già tuổi đã ngoài 80, thanh niên và cả những em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1 say sưa nặn những bông hoa hồng đỏ thắm, những chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, những cô thôn nữ áo mớ bảy mớ ba rực rỡ hay hình tượng anh hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc... Đặc biệt vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.
Thông qua việc giới thiệu trước công chúng các nghề thủ công truyền thống Ban tổ chức mong muốn sẽ góp phần trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và tuyên truyền giúp người dân cùng chung tay bảo vệ các giá trị, mà còn để tôn vinh các nghệ nhân, các thợ thủ công - những người đã hết lòng với nghề truyền thống của gia đình, của làng nghề. Đồng thời, đem tới cho các cháu thiếu nhi một sân chơi ý nghĩa, bổ ích, thú vị, để các cháu hiểu thêm về nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông, cũng như được sống trong không khí của Tết trung thu truyền thống.
Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm Tết Trung thu từ lâu đã trở thành một trong dịp Tết quan trọng đối với người Việt, càng gần đến ngày rằm tháng 8 thì mặt trăng lại càng tròn hơn, sáng hơn. Đây cũng là thời gian khu vực nông thôn đã thu hoạch xong mùa vụ và người dân bắt đầu tổ chức những lễ hội, mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm.
Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Những món đồ chơi trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, tàu thủy sắt tây, con giống bột … là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo. Hàng năm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đều phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội tham gia trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.
Trong đó, dịp Tết Trung thu năm nay Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân giới thiệu đến người dân và du khách Làng nghề Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức nơi có phường rối lâu đời, không chỉ nức tiếng trong hàng tổng mà còn vang danh khi mang con rối đi diễn ở các xã lân cận và nhiều nơi trong nước.
Thương hiệu rối cạn Tế Tiêu đã trở thành niềm tự hào của vùng Đại Nghĩa. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, phường rối có lúc bị tan rã. Về sau, được sự ủng hộ của bà con và chính quyền địa phương, Cụ Phạm Văn Bể tập hợp những người cùng sở thích, đam mê với rối cùng giữ hồn và truyền lửa cho người dân đam mê rối Tế Tiêu. Cả đời tâm huyết với nghề, cụ chính là người 1 lần nữa làm sống lại 1 nghề truyền thống . Nay cụ đã về với tiên tổ nhưng những tâm huyết của cụ đối với nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu vẫn được các thế hệ tương lai tiếp tục duy trì và phát triển.
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu – Làng nghề Xuân La, xã Phượng Dực huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội cho biết: Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... Bên cạnh hình thù các con vật, các nghệ nhân còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng.
Người làng Xuân La ai ai cũng làm được tò he từ những cụ già tuổi đã ngoài 80, thanh niên và cả những em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1 say sưa nặn những bông hoa hồng đỏ thắm, những chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, những cô thôn nữ áo mớ bảy mớ ba rực rỡ hay hình tượng anh hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc... Đặc biệt vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.
Thông qua việc giới thiệu trước công chúng các nghề thủ công truyền thống Ban tổ chức mong muốn sẽ góp phần trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và tuyên truyền giúp người dân cùng chung tay bảo vệ các giá trị, mà còn để tôn vinh các nghệ nhân, các thợ thủ công - những người đã hết lòng với nghề truyền thống của gia đình, của làng nghề. Đồng thời, đem tới cho các cháu thiếu nhi một sân chơi ý nghĩa, bổ ích, thú vị, để các cháu hiểu thêm về nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông, cũng như được sống trong không khí của Tết trung thu truyền thống.