Ấm áp Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại Lạc Hồng Viên

Văn hóa - Ngày đăng : 18:04, 25/08/2018

(TN&MT) - Đại lễ Vu Lan tổ chức tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) vừa qua đã thu hút hàng nghìn người dân tham dự với nhiều hoạt động ý nghĩa, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, hiếu kính với cha mẹ
 
Hàng trăm ni phật tử và người dân đã tham dự lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (nằm trong khuôn viên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên, Kỳ Sơn, Hòa Bình)
Hàng trăm tăng ni, phật tử và người dân đã tham dự lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (nằm trong khuôn viên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên, Kỳ Sơn, Hòa Bình).
Chương trình văn nghệ với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành” do các thanh thiếu niên Phật tử Hòa Bình biểu diễn mở màn cho buổi lễ Vu Lan ở chùa Kim Sơn Lạc Hồng.
Chương trình văn nghệ với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành” do các thanh thiếu niên Phật tử Hòa Bình biểu diễn mở màn cho buổi lễ Vu Lan ở chùa Kim Sơn Lạc Hồng

Cứ tháng 7 (Âm lịch) hằng năm, mùa Vu Lan báo hiếu lại về, đây là dịp để tưởng nhớ, ghi tạc công nghĩa sinh thành của cha mẹ. Nhân dịp này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình sớm tổ chức lễ báo hiếu cho các phật tử. Chương trình được thực hiện tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (nằm trong khuôn viên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên, Kỳ Sơn, Hòa Bình).

Đêm lễ tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng đã diễn ra các nghi thức tâm linh như lễ tụng kinh cầu siêu, lễ cấp mã cho vong, cúng thí thực cô hồn, niệm phật cầu gia bị, dâng y cúng dàng chư tăng,... và đặc biệt là nghi lễ “bông hồng cài áo”.

 
Nhiều khách hàng thăm viếng mộ trước khi tham dự Đại lễ.
Nhiều khách hàng thăm viếng mộ trước khi tham dự Đại lễ
Những câu chuyện, những tâm sự, bài học về sự hi sinh của mẹ cha dành cho con cái được các Phật tử tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng truyền tải đến hàng nghìn người trong buổi lễ.
Những câu chuyện, những tâm sự, bài học về sự hi sinh của mẹ cha dành cho con cái được các Phật tử tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng truyền tải đến hàng nghìn người trong buổi lễ
Nghi thức bông hồng cài áo đầy xúc động tại buổi lễ.
Nghi thức bông hồng cài áo đầy xúc động tại buổi lễ
Đại đức Thích Trí Thịnh, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết: “Trong mỗi bông hoa đều có hình ảnh dịu hiền của mẹ, nghiêm nghị của cha. Cha mẹ dù còn hay đã mất, nhưng vẫn hiện hữu trong chúng ta qua từng hơi thở, qua nhịp đập con tim, qua dòng máu đang lưu thông trong huyết quản. Xin hãy cài và hãy hướng nguyện về cha mẹ bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất”.
dai duc thich tri thinh tru tri chua kim son lac hong phat bieu tai dai le vu lan
Đại đức Thích Trí Thịnh, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng phát biểu tại Đại lễ Vu Lan

Bà Lê Dung (80 tuổi, Hà Nội) tham gia buổi lễ xúc động: “Tôi thấy nhớ cha, nhớ mẹ rất nhiều vào dịp này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi, ơn nghĩa sinh thành đó tôi luôn mãi khắc ghi và nhắc nhở con cháu mình luôn phải cố gắng sống hiếu thuận, chan hòa với nhau, nhất là với ông bà, cha mẹ”. 

Bạn Nguyễn Hoàng Phương Linh - sinh viên năm 2, Học viện Báo chí tuyên truyền Hà Nội tâm sự: “Em đã tham gia nghi lễ “bông hồng cài áo” nhiều năm liên tục vào mỗi mùa Vu Lan và mỗi lần như thế, em không thể kìm nén được cảm xúc cũng như niềm hạnh phúc khi cha mẹ mình vẫn luôn song hành bên cuộc đời”.

Theo đạo Phật, những ai đã mất cha mẹ, sẽ được cài lên ngực một bông hồng màu trắng. Những ai mất cha hoặc mẹ sẽ được cài lên ngực bông hoa hồng màu phớt hồng. Những ai còn cha và mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ..
Theo đạo Phật, những ai đã mất cha mẹ, sẽ được cài lên ngực một bông hồng màu trắng. Những ai mất cha hoặc mẹ sẽ được cài lên ngực bông hoa hồng màu phớt hồng. Những ai còn cha và mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ
Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.
Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận
Sau nghi lễ “bông hồng cài áo” là nghi thức thả đèn hoa đăng cầu siêu độ vong linh nhằm thắp sáng những giá trị tinh thần, tâm linh, cầu nguyện cho quốc thái, dân an, gia đình an tọa,… Ngoài ra, việc thả đèn hoa đăng lên dòng nước còn được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những oan khiên thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.
Sau nghi thức bông hồng cài áo là nghi thức thả đèn hoa đăng để cầu cho quốc thái dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.
Sau nghi thức bông hồng cài áo là nghi thức thả đèn hoa đăng để cầu cho quốc thái dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc
Các bạn trẻ cùng nhau thả đèn hoa đăng cầu mong cho gia đình luôn mạnh khỏe và bình an trong cuộc sống.
Các bạn trẻ cùng nhau thả đèn hoa đăng cầu mong cho gia đình luôn mạnh khỏe và bình an trong cuộc sống
Năm nay, số lượng phật tử và khách hàng tham dự đại lễ tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng trong khuôn viên dự án công viên tâm linh Lạc Hồng Viên đông hơn mọi năm, tuy nhiên nhờ sự công tác chuẩn bị cẩn thận và chu đáo cùng với sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty và toàn thể phật tử, khách hàng đã tạo nên thành công viên mãn cho chương trình và hoan hỉ cho mọi người trong ngày Đại lễ.