Hải Phòng: Khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2018
Văn hóa - Ngày đăng : 20:03, 24/03/2018
(TN&MT) - Vừa qua, TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2018. Dự buổi Lễ có ông Lê Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...
(TN&MT) - Vừa qua, TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2018. Dự buổi Lễ có ông Lê Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cùng đông đảo các vị khách quý, nhân dân và du khách.
Nữ tướng Lê Chân sinh ngày 8/2 Âm lịch năm Canh Thìn (năm 20 đầu Công nguyên) tại xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà là con cụ Lê Đạo và cụ Trần Thị Châu. Từ khi còn trẻ bà nổi tiếng tài hoa, xinh đẹp hơn người nên Thái Thú Tô Định toan lấy bà làm thiếp. Bà không phục, Tô Định oán giận sát hại cụ Lê Đạo. Nợ nước, thù nhà, quyết chí phục thù, Lê Chân cùng thân quyến đến vùng An Dương, cửa sông Cấm khai hoang, lập ấp đặt tên là trang An Biên (tiền thân TP Hải Phòng). Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân đem binh lính gia nhập nghĩa quân. Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc tài trai phong là Thánh Chân Công chúa, đem quân cùng Trưng Nhị đánh Tô Định, làm nên chiến thắng khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Để tưởng nhớ công đức của bà, nhân dân tôn vinh bà là Thánh mẫu. Hàng năm, cứ đến ngày 8/2, ngày Khánh hạ (ngày thắng trận) và ngày Thánh hóa, nhân dân quận Lê Chân đều tổ chức lễ hội với lòng thành kính tri ân.
Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là một trong những lễ hội truyền thống của thành phố, thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ hôm nay đối với công đức to lớn của nữ tướng Lê Chân. Qua lễ hội đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các nét đẹp văn hoá, nghi lễ truyền thống.
Năm nay, Lễ hội diễn ra với 3 hoạt động chính: Phần Lễ gồm các nghi thức lễ cáo yết, dâng hương, lễ khai mạc, lễ tạ, lễ rước được tổ chức theo nghi thức truyền thống, mang đậm đà bản sắc người dân vùng biển. Phần Hội sôi nổi với nhiều hoạt động: Phiên chợ quê, lân sư, trống hội, các tiết mục văn nghệ hát văn, ca cảnh chèo; Các hoạt động hưởng ứng như: Dạy học tích hợp chuyên đề “Trang An Biên xưa và nay”, ngày Hội phụ nữ “Năng động - Đảm đang”, Ngày Hội thơ Đường Việt Nam, biểu diễn võ dân tộc, giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân.
Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Tùng nhắc lại công lao to lớn của Nữ tướng Lê Chân, thông tin tình hình kinh tế - xã hội TP Hải Phòng. Đồng thời khẳng định quyết tâm xây dựng và phát triển thành phố ngày càng lớn mạnh, thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại tỏ lòng thành kính với người khai sinh ra mảnh đất này.
Nữ tướng Lê Chân sinh ngày 8/2 Âm lịch năm Canh Thìn (năm 20 đầu Công nguyên) tại xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà là con cụ Lê Đạo và cụ Trần Thị Châu. Từ khi còn trẻ bà nổi tiếng tài hoa, xinh đẹp hơn người nên Thái Thú Tô Định toan lấy bà làm thiếp. Bà không phục, Tô Định oán giận sát hại cụ Lê Đạo. Nợ nước, thù nhà, quyết chí phục thù, Lê Chân cùng thân quyến đến vùng An Dương, cửa sông Cấm khai hoang, lập ấp đặt tên là trang An Biên (tiền thân TP Hải Phòng). Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân đem binh lính gia nhập nghĩa quân. Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc tài trai phong là Thánh Chân Công chúa, đem quân cùng Trưng Nhị đánh Tô Định, làm nên chiến thắng khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Để tưởng nhớ công đức của bà, nhân dân tôn vinh bà là Thánh mẫu. Hàng năm, cứ đến ngày 8/2, ngày Khánh hạ (ngày thắng trận) và ngày Thánh hóa, nhân dân quận Lê Chân đều tổ chức lễ hội với lòng thành kính tri ân.
Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là một trong những lễ hội truyền thống của thành phố, thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ hôm nay đối với công đức to lớn của nữ tướng Lê Chân. Qua lễ hội đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các nét đẹp văn hoá, nghi lễ truyền thống.
Năm nay, Lễ hội diễn ra với 3 hoạt động chính: Phần Lễ gồm các nghi thức lễ cáo yết, dâng hương, lễ khai mạc, lễ tạ, lễ rước được tổ chức theo nghi thức truyền thống, mang đậm đà bản sắc người dân vùng biển. Phần Hội sôi nổi với nhiều hoạt động: Phiên chợ quê, lân sư, trống hội, các tiết mục văn nghệ hát văn, ca cảnh chèo; Các hoạt động hưởng ứng như: Dạy học tích hợp chuyên đề “Trang An Biên xưa và nay”, ngày Hội phụ nữ “Năng động - Đảm đang”, Ngày Hội thơ Đường Việt Nam, biểu diễn võ dân tộc, giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân.
Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Tùng nhắc lại công lao to lớn của Nữ tướng Lê Chân, thông tin tình hình kinh tế - xã hội TP Hải Phòng. Đồng thời khẳng định quyết tâm xây dựng và phát triển thành phố ngày càng lớn mạnh, thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại tỏ lòng thành kính với người khai sinh ra mảnh đất này.