Hải Phòng: Lễ hội thề Minh Thề là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn hóa - Ngày đăng : 16:54, 01/03/2018

(TN&MT) - Ngày 1/3/2018 tại quần thể di tích lịch sử đền – chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng đã khai mạc Lễ hội Minh Thề và đón nhận...
(TN&MT) - Ngày 1/3/2018 tại quần thể di tích lịch sử đền – chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng đã khai mạc Lễ hội Minh Thề và đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tham dự có bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, ông Lê Khắc Nam, Phó Chú tịch UBND TP Hải Phòng cùng đông đảo các nhà khoa học, tăng ni, phật tử, nhân dân và du khách.

Hội Minh Thề có từ thời nhà Mạc, do Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đề xướng để răn dạy người dân dùng của công vào việc công, việc chung của cộng đồng như: Tu sử chùa chiền, hương nhang đền miếu, lập quỹ nghĩa xương giúp đỡ người nghèo khó, cơ nhỡ và Minh Thề được nhân dân tuân thủ, thực hiện truyền đời đến trước năm 1945. Sau đó, do hoàn cảnh chiến tranh, miếu thờ bản cảnh Thành Hoàng (miếu Minh Thề) không còn nên hội Minh Thề bị mai một. Sau hơn nữa thế kỷ gián đoạn, năm 1993, cụm di tích đền – chùa Hòa Liễu được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nhân dân địa phương phục dựng lễ hội truyền thống.

Năm 2001, 2002, Hội Minh Thề được khôi phục, lễ hội truyền thống diễn ra trong 3 ngày (14, 15, 16 tháng Giêng), trên nền cốt của hội Minh Thề xưa. Tại quần thể di tích lịch sử đền - chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng hiện có 2 lâu năm gồm: Cây đa và cây nhãn là Cây Di sản Việt Nam.
Anh 1
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên trao bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Ban tổ chức dựng một đài thề trước cửa đền thờ Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, trước sự chứng giám của thần linh và sự hiện diện của người dân địa phương và du khách. Đài thờ cao 3 tầng, tầng trên cùng đặt chiếc mũ thờ thành hoàng làng, tầng 2 có mâm quả, nước, hoa và trầu cau, tầng dưới cùng, giữa đặt một bát nhang, bên cạnh đặt hịch văn Minh Thề trên mâm hịch có phủ vải điều và con dao bầu. Dưới có nậm rượu, hai bên có đôi nến, bình cắm hương. Hải bên đài thề có bày biện lọng rủ, hạc thờ và bộ bát biểu đã làm cho đài thờ thêm thâm nghiêm, uy nghi.

Trước đài thề, vẽ một vòng tròn bằng vôi trắng, đường kính 2m, tâm vòng tròn để một chấm trắng. Khi người chủ tế múa trước đài thề, cắm mạnh dao xuống tâm vòng tròn biểu thị sự quyết tâm thực hiện đúng như lời văn thề. Vòng tròn này gọi là vòng thiêng. Những người tham gia trực tiếp Minh Thề có một chủ tế, mấy vị bồi tế, lính giúp việc, đông diển và tây điển là hai vị có nhiều kinh nghiệm về Minh Thề, vừa đọc lệnh chỉ đạo các bước tiến hành, vừa giám sát và nhắc nhở. Đội tế nữ quan của làng Hòa Liễu chỉ đứng thành hàng ngang phía sau chủ tế và bồi tế với tư cách quan sat viên mà không tham gia.
anh 2
Lễ Hội Minh Thề

Hội Minh thề có giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc. Thông qua lễ hội, người dân làng Hòa Liễu bày tỏ sự viết ơn, tấm lòng tri ân đến vị bản thổ Thành Hoàng đến Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, người có công lao với làng xã, xây dựng, mở mang chùa chiền trong vùng. Lễ hội được tổ chức hàng năm, gửi gắm ước vọng no đủ, hành phúc trong cuộc sống. Từ mọi hoạt động của lễ hội, cộng đồng găn bó, đoàn kết, cùng nhau tham gia vào lễ hội, cùng nhau sáng tạo các yếu tố văn hóa mới và bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống của ông cha, định hướng nhân cách sống, phẩm chất đạo đức trung thực, chí công vô tư, kẻ làm quan không được tham ô, tham nhũng, lấy của công làm của riêng, người dân không tà tâm trộm cắp, trong gia đình phải sống hòa thuận, kính già, yêu trẻ, trên dưới yêu thương đùm bọc, trong cuộc sống phải biết giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn.