Người dân nô nức đi lễ Thánh Tản Viên dịp đầu năm
Văn hóa - Ngày đăng : 16:00, 23/02/2018
(TN&MT) - Với mỗi người con Đất Việt, việc được đến thăm Đền Và – nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam...
(TN&MT) - Với mỗi người con Đất Việt, việc được đến thăm Đền Và – nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam là chính ước vọng trong những ngày đầu năm mới.
Đền Và ngày nay thuộc thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội có tên gọi là Đông Cung và là một trong bốn cung thờ Thần Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Đền Và tọa lạc trên một gò đất rộng, thấp hình con rùa đang duỗi bốn chân ngóng đầu xuống đầm Vân Mộng, hướng về phía mặt trời mọc. Theo truyền thuyết, đền Và là Hành cung của Tản Viên Sơn Thánh mỗi khi ngài đi tuần thú, du ngoạn.
Tính đến nay, Đền Và đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo ở các thời kỳ. Trong đó, lần trùng tu lớn vào năm 1884, và gần đây nhất là năm 2008. Đền hiện đang lưu giữ 5 bản thần tích “Tản Viên Sơn Thánh”; 18 đạo sắc phong của các đời vua, 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá…
Khu vực kiến trúc của đền rộng khoảng 2.000 m2 ẩn dưới tán rừng lim tươi tốt. Quây quanh hai bên và phía sau toàn bộ khu vực đền là bức tường thành bằng đá ong. Dân gian lưu truyền rằng, đá ong xây tường được lấy ở đồi Vông, thôn Vân Gia, còn gọi là “xóm Rắn” nên mới có câu thành ngữ "cấu cổ con xà, đè cổ con quy".Quần thể kiến trúc đền Và dàn trải và cân đối theo trục. Phía trước nghi môn là bức bình phong được đắp tạo thành những vòm hang mang dáng vẻ tự nhiên. Mặt ngoài bình phong thờ ngũ hổ ngồi trong động. Mặt sau của động đắp hình “long cuốn thủy” dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Từ bình phong, qua một khoảng sân có tường thấp bao quanh là đến "nghi môn" - cổng chính của đền.
Tiếp theo nghi môn là một khoảng sân rộng, nằm giữa các tòa kiến trúc khép kín. Liền sát và đăng đối hai bên nghi môn là gác chuông và gác trống, rồi đến hai dãy tả mạc, hữu mạc. Phía sau hai gian tả hữu mạc có nhà tạo soạn là nơi nghỉ tạm cho khách hành hương. Nhà tiền tế nằm song song với nghi môn ở phía cuối sân. Đầu hồi nhà tiền tế có tháp thiêu hương để hóa vàng mã sau khi cúng tế xong.
Cuối cùng, tiếp giáp nhà tiền tế là hậu cung có cấu trúc hình chữ "công" nơi thờ Đức Quốc Mẫu - thân mẫu Thánh Tản Viên và Tam vị Đức Thánh Tản (gồm Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Cao Sơn, Quý Minh).
Lễ hội Đền Và là lễ hội lớn vào bậc nhất xứ Đoài, được tổ chức hai lần trong năm. Hội mùa xuân vào dịp rằm tháng giêng hàng năm (từ ngày 13 đến hết ngày 15), và cứ 3 năm thì tổ chức lớn một lần gọi là hội chính (vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu). Tâm điểm của lễ hội là nghi lễ rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản" từ đền Và qua sông Hồng sang đền Ngự Dội (xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản Viên đã tắm để tế lễ diễn lại sự tích này rồi quay trở lại đền Và...
Lễ hội mùa thu (rằm tháng 9 Âm lịch) mở vào ngày 14 tháng 9 (Âm lịch) với nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, trong đó có một con cá trê đang có mang. Ngài phóng sinh con cá trê đó. Cá mẹ sau này sinh được 9 con, đều hóa đá, đầu chầu về hướng đền Và tạ ơn Đức Thánh đã cứu mạng. Lễ hội này dân gian gọi là lễ hội “đả ngư ”. Một điều đặc biệt là tục lệ xưa ở đền Và qui định cơm ăn, cỗ cúng ở đây không được dùng muối, mà phải ăn nhạt. Khi xơi cơm xong, quan viên uống nước ăn trầu (lá trầu, cau, vỏ) nhưng không được dùng vôi. Vì thế, dân gian có câu: “Hội đền Và trầu không vôi, xôi không muối”.
Ông Nguyễn Văn Minh – một người dân phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây cho biết, sự thờ phụng, cũng như các nghi thức trong lễ hội Đền Và là sự phản ánh đậm đặc đời sống sinh hoạt của người Việt cổ. Điển hình như tục trầu ăn không có vôi như là một bài thuốc giúp tăng sự đề kháng cơ thể. Tục làm cỗ nhạt (không có muối) có nguồn gốc từ tục cúng thổ thần ngay nơi săn hoặc bẫy được con mồi; Thờ cúng những công cụ sản xuất phục vụ cho nông nghiệp ở đền Dội; rồi việc sử dụng gừng, nghệ, vừng, hoa chuối, chanh quả, mật mía vào các món luộc, nướng, nham, gỏi trong tiệc cá tế thánh; việc... đã khiến đền Và được coi như một “bảo tàng” sống về khảo cổ học, xã hội học và dân tộc học của người Việt.
Đến với Đền Và không chỉ để hành hương mà đến đây còn là để nhìn ngắm những dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thời Mạc của Hà Nội cũng như cả nước, Bên cạnh đó, quanh khuôn viên đền có rất nhiều cây lim cổ thụ, bên cạnh đó là các cây mít, thông, đại, muỗm,v.v… mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh và triết lý về cuộc sống của ông cha ta. Với không gian cây cỏ, ngôi đền như được ẩn vào trong tự nhiên để mang yếu tố "hoà" của tâm hồn dân tộc. Khách hành hương đến Đền Và cảm thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, với thế giới siêu nhiên.
Đền Và được xem là ngôi đền nổi tiếng cổ kính, linh thiêng này mỗi ngày ước tính có hàng ngàn lượt người dân, du khách đến vãn cảnh, lễ đền tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Tản Viên và cũng là đề cầu mong cho bản thân, gia đình và cả xã hội một năm với nhiều điều may mắn, bình an và hạnh phúc.
Cho đến nay, Đền Và đã trở thành một trong những địa điểm tín ngưỡng linh thiêng, đồng thời cũng là một danh thắng được nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước biết tới.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại quang cảnh khu di tích Đền Và - nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh dịp đầu xuân năm mới.
Đền Và ngày nay thuộc thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội có tên gọi là Đông Cung và là một trong bốn cung thờ Thần Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Đền Và tọa lạc trên một gò đất rộng, thấp hình con rùa đang duỗi bốn chân ngóng đầu xuống đầm Vân Mộng, hướng về phía mặt trời mọc. Theo truyền thuyết, đền Và là Hành cung của Tản Viên Sơn Thánh mỗi khi ngài đi tuần thú, du ngoạn.
Tính đến nay, Đền Và đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo ở các thời kỳ. Trong đó, lần trùng tu lớn vào năm 1884, và gần đây nhất là năm 2008. Đền hiện đang lưu giữ 5 bản thần tích “Tản Viên Sơn Thánh”; 18 đạo sắc phong của các đời vua, 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá…
Khu vực kiến trúc của đền rộng khoảng 2.000 m2 ẩn dưới tán rừng lim tươi tốt. Quây quanh hai bên và phía sau toàn bộ khu vực đền là bức tường thành bằng đá ong. Dân gian lưu truyền rằng, đá ong xây tường được lấy ở đồi Vông, thôn Vân Gia, còn gọi là “xóm Rắn” nên mới có câu thành ngữ "cấu cổ con xà, đè cổ con quy".Quần thể kiến trúc đền Và dàn trải và cân đối theo trục. Phía trước nghi môn là bức bình phong được đắp tạo thành những vòm hang mang dáng vẻ tự nhiên. Mặt ngoài bình phong thờ ngũ hổ ngồi trong động. Mặt sau của động đắp hình “long cuốn thủy” dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Từ bình phong, qua một khoảng sân có tường thấp bao quanh là đến "nghi môn" - cổng chính của đền.
Tiếp theo nghi môn là một khoảng sân rộng, nằm giữa các tòa kiến trúc khép kín. Liền sát và đăng đối hai bên nghi môn là gác chuông và gác trống, rồi đến hai dãy tả mạc, hữu mạc. Phía sau hai gian tả hữu mạc có nhà tạo soạn là nơi nghỉ tạm cho khách hành hương. Nhà tiền tế nằm song song với nghi môn ở phía cuối sân. Đầu hồi nhà tiền tế có tháp thiêu hương để hóa vàng mã sau khi cúng tế xong.
Cuối cùng, tiếp giáp nhà tiền tế là hậu cung có cấu trúc hình chữ "công" nơi thờ Đức Quốc Mẫu - thân mẫu Thánh Tản Viên và Tam vị Đức Thánh Tản (gồm Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Cao Sơn, Quý Minh).
Lễ hội Đền Và là lễ hội lớn vào bậc nhất xứ Đoài, được tổ chức hai lần trong năm. Hội mùa xuân vào dịp rằm tháng giêng hàng năm (từ ngày 13 đến hết ngày 15), và cứ 3 năm thì tổ chức lớn một lần gọi là hội chính (vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu). Tâm điểm của lễ hội là nghi lễ rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản" từ đền Và qua sông Hồng sang đền Ngự Dội (xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản Viên đã tắm để tế lễ diễn lại sự tích này rồi quay trở lại đền Và...
Lễ hội mùa thu (rằm tháng 9 Âm lịch) mở vào ngày 14 tháng 9 (Âm lịch) với nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, trong đó có một con cá trê đang có mang. Ngài phóng sinh con cá trê đó. Cá mẹ sau này sinh được 9 con, đều hóa đá, đầu chầu về hướng đền Và tạ ơn Đức Thánh đã cứu mạng. Lễ hội này dân gian gọi là lễ hội “đả ngư ”. Một điều đặc biệt là tục lệ xưa ở đền Và qui định cơm ăn, cỗ cúng ở đây không được dùng muối, mà phải ăn nhạt. Khi xơi cơm xong, quan viên uống nước ăn trầu (lá trầu, cau, vỏ) nhưng không được dùng vôi. Vì thế, dân gian có câu: “Hội đền Và trầu không vôi, xôi không muối”.
Ông Nguyễn Văn Minh – một người dân phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây cho biết, sự thờ phụng, cũng như các nghi thức trong lễ hội Đền Và là sự phản ánh đậm đặc đời sống sinh hoạt của người Việt cổ. Điển hình như tục trầu ăn không có vôi như là một bài thuốc giúp tăng sự đề kháng cơ thể. Tục làm cỗ nhạt (không có muối) có nguồn gốc từ tục cúng thổ thần ngay nơi săn hoặc bẫy được con mồi; Thờ cúng những công cụ sản xuất phục vụ cho nông nghiệp ở đền Dội; rồi việc sử dụng gừng, nghệ, vừng, hoa chuối, chanh quả, mật mía vào các món luộc, nướng, nham, gỏi trong tiệc cá tế thánh; việc... đã khiến đền Và được coi như một “bảo tàng” sống về khảo cổ học, xã hội học và dân tộc học của người Việt.
Đến với Đền Và không chỉ để hành hương mà đến đây còn là để nhìn ngắm những dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thời Mạc của Hà Nội cũng như cả nước, Bên cạnh đó, quanh khuôn viên đền có rất nhiều cây lim cổ thụ, bên cạnh đó là các cây mít, thông, đại, muỗm,v.v… mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh và triết lý về cuộc sống của ông cha ta. Với không gian cây cỏ, ngôi đền như được ẩn vào trong tự nhiên để mang yếu tố "hoà" của tâm hồn dân tộc. Khách hành hương đến Đền Và cảm thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, với thế giới siêu nhiên.
Đền Và được xem là ngôi đền nổi tiếng cổ kính, linh thiêng này mỗi ngày ước tính có hàng ngàn lượt người dân, du khách đến vãn cảnh, lễ đền tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Tản Viên và cũng là đề cầu mong cho bản thân, gia đình và cả xã hội một năm với nhiều điều may mắn, bình an và hạnh phúc.
Cho đến nay, Đền Và đã trở thành một trong những địa điểm tín ngưỡng linh thiêng, đồng thời cũng là một danh thắng được nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước biết tới.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại quang cảnh khu di tích Đền Và - nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh dịp đầu xuân năm mới.